Nuôi tôm hai giai đoạn công nghệ cao cho hiệu quả gấp 2-3 lần

Nuôi tôm siêu thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế gấp 2 - 3 lần cách nuôi thông thường nên được ứng dụng phổ biến tại TP.HCM, nhất là các địa phương có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản như Nhà Bè và Cần Giờ.

Bế tròn  nuôi tôm
Nuôi tôm siêu thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế gấp 2 - 3 lần cách nuôi thông thường

Mô hình trên được ứng dụng rộng rãi tại các xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ và xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Tại các cơ sở nuôi trồng, hầu hết đều sử dụng máy cho ăn tự động, hệ thống sục khí oxy tự động và hệ thống làm sạch ao... Một số hộ nuôi tôm còn xây dựng hệ thống ao nuôi lót bạt đáy và lưới che trên mặt ao hoặc sử dụng nhà kính nhằm hạn chế tác động của thời tiết, khí hậu. Nuôi theo cách này, người nuôi có thể dễ dàng chủ động kiểm soát nhiệt độ, môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động bất lợi trong điều kiện nhiệt độ trong ao dễ thay đổi nhanh chóng, khi lượng mưa lớn hoặc nắng nóng gay gắt. Hướng đi này cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với nuôi tôm ao đất vì hạn chế được dịch bệnh, ít rủi ro.

Ông Nguyễn Hoài Nam ở xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ đang áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh theo quy trình 2 giai đoạn trong nhà kính. Với diện tích 7.500m2 mặt nước, ông Nam chia thành ba ao nuôi tôm thiết kế theo hình tròn, trong đó có 3.000m2 ao nuôi chính, 3.000m2 ao dự trữ và 1.500m2 ao ươm. Tôm giống nhập về được ươm thêm từ 12 đến 30 ngày mới đưa ra ao nuôi.

Quy trình nuôi như sau: giai đoạn 1, vệ sinh hệ thống nuôi nhằm loại bỏ chất thải hữu cơ, nước bẩn; lọc nước, xử lý nước để loại bỏ clor, diệt khuẩn. Đồng thời, nuôi cấy vi sinh tạo floc cung cấp vi sinh, tăng sức đề kháng cho tôm; ươm tôm từ 25 - 30 ngày. Giai đoạn 2, người nuôi áp dụng quy trình tuần hoàn nước khép kín, tôm 30 - 60 ngày tuổi nuôi ở ao có diện tích 1.000 m2, mật độ thả nuôi 200 - 250 con/m2. Trước khi đưa tôm ra ao, phải kiểm tra sức khỏe tôm, cân tính số lượng, đo độ pH... giữa ao nuôi và ao ươm. Mỗi ao đều có lưới, che kín bạt, lót bạt đáy và bờ ao, dưới lớp bạt đáy có các ống nhựa được thiết kế theo hình xương cá để hút nước và khí ra ngoài. Với cách nuôi thâm canh này, sau 80 ngày nuôi, tôm đạt 40 con/kg, năng suất đạt 5,5 tấn/ao/vụ. Nuôi theo quy trình này đạt 3 vụ/năm, sản lượng 2 ao đạt tới 33 tấn/năm. Nhờ ứng dụng khoa học - công nghệ để kiểm soát từ khâu làm ao, kỹ thuật nuôi, cho ăn đến quản lý môi trường nước, sau 7 vụ nuôi, gia đình ông Nam thu lợi nhuận hơn 10 tỷ đồng.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hai giai đoạn hơn hẳn nuôi ao, thời gian qua, Trung tâm khuyến nông TP.HCM tổ chức cho nông dân nuôi tôm tại các huyện Cần Giờ, Nhà Bè và Bình Chánh đi tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình nuôi tôm hai giai đoạn áp dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Thuận. Thông qua chuyến tham quan này, nhằm giúp nông dân nắm bắt kỹ thuật nuôi tiên tiến, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân; đồng thời trang bị thêm kiến thức cho cán bộ khuyến nông nhằm phục vụ công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật hiệu quả hơn.

Khoa học phổ thông
Đăng ngày 25/08/2020
Tiểu Yến
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 18:13 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 18:13 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:13 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 18:13 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:13 16/04/2024