Nuôi tôm thẻ chân trắng xen ghép cá đối mục: Hướng đi mới

Trung tâm giống thủy sản Nghệ An vừa thử nghiệm thành công mô hình nuôi xen ghép tôm thẻ chân trắng với cá đối mục trong môi trường nước lợ tại vùng nuôi tôm công nghiệp xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu.

thu tôm thử nghiệm
Ông Hồ Sỹ Linh ở xã Quỳnh Bảng thu hoạch cá đối mục tại ao thử nghiệm

Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giảm thiểu rủi ro do độc canh con tôm mang lại, tháng 3/2016 Trung tâm giống thủy sản Nghệ An đã thử nghiệm mô hình nuôi ghép cá đối mục với con tôm thẻ chân trắng. Mô hình được triển khai tại ao nuôi tôm công nghiệp của hộ ông Hồ Sỹ Linh xóm Mai Giang 1 xã Quỳnh Bảng với mật độ thả: tôm thẻ chân trắng: 30 con/m2, cá đối mục: 4 con/10 m2 trên tổng diện tích ao là 2.500 m2. Sau khoảng 3 tháng cho thu hoạch tôm thẻ, còn cá đối mục được tiếp tục nuôi bán thâm canh cho đến khi trưởng thành đạt trọng lượng 0,5 đến 0,6 kg/con thì thu hoạch.

Ông Hồ Sỹ Linh xóm Mai Giang 1, xã Quỳnh Bảng khẳng định: Nuôi ghép tôm thẻ với cá đối mục rất có lợi. Sau khi thả nuôi xen cá đối mục, con tôm của gia đình phát triển tốt không xảy ra dịch bệnh như trước, môi trường nước trong và sạch hơn. Ngoài 15 triệu chi phí tiền giống cá thì không phải bỏ thêm một khoản nào mà cuối vụ thu được 9 tạ cá đối. Với giá bán hiện nay từ 70 đến 80 nghìn đồng/kg cho gia đình tôi thêm khoản thu trên 70 triệu tiền bán cá.


Trung bình 1 ao nuôi ghép có thể cho thu hoạch 9 tạ đến 1 tấn cá đối mục

Ông Trương Văn Toản – Trưởng phòng kế hoạch – kỹ thuật – Trung tấm giống thủy sản Nghệ An cho biết thêm: Thức ăn chủ yếu của cá đối mục là chất thải của tôm, mùn bã hữu cơ, các loài tảo lam, tảo lục, tảo khuê, các loại ấu trùng,... Vì vậy, việc nuôi cá đối mục góp phần cân bằng sinh thái môi trường nuôi trong ao, giúp nguồn nước sạch tảo bẩn và các loại ấu trùng gây hại, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên con tôm. Ngoài chi phí giống ra người dân không phải bỏ thêm một khoản chi phí nào mà lại có thêm một thu nhập khá lớn từ con cá đối. Sau 11 tháng nuôi, ngày 10/2/2017 Trung tâm đã tiến hành thu hoạch cá đối tại ao thử nghiệm. Qua đánh giá sơ bộ thì trung bình 1 ao nuôi có thể thả 3.000 con cá giống và thu gần 1 tấn cá thương phẩm.


Cá đối mục được nuôi ghép bán thâm canh nên không ăn trực tiếp thức ăn hỗn hợp, thịt cá dai ngọt được thị trường ưa chuộng.

Nuôi xen ghép tôm thẻ chân trắng với cá đối mục là hướng đi mới đầy triển vọng trong các ao nuôi tôm kém hiệu quả nhất là các ao trước đây thường xảy ra dịch bệnh, môi trường suy thoái. Sau khi thu hoạch cá đối mục Trung tâm giống thủy sản Nghệ An sẽ đánh giá hiệu quả để triển khai nhân rộng mô hình, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, phát huy  hiệu quả các ao đất nuôi tôm kém hiệu quả tại một số vùng nuôi tôm nước lợ trên địa bàn toàn tỉnh.

Đài PT-TH Nghệ An
Đăng ngày 15/02/2017
Theo Như Thy
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Giải pháp phòng trị hiệu quả EHP trên tôm nuôi bằng công nghệ Nano

EHP là dịch bệnh nghiêm trọng thường xuất hiện trên tôm thẻ, loại bệnh này khó can thiệp và phòng ngừa. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ nano thảo dược được xem là xu hướng phòng ngừa hiệu quả bệnh trên tôm, hứa hẹn là giải pháp thay thế các hóa chất, kháng sinh trong phòng trị bệnh tôm.

ao nuôi tôm
• 21:08 11/04/2023

Nano đồng - Giải pháp xử lý nước ao nuôi tôm

Công nghệ nano đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý môi trường nước ao nuôi tôm để nâng cao tính an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong đó, thực tiễn sản xuất cho thấy nano đồng (nano copper) cho hiệu quả xử lý nước và kinh tế tốt hơn so với các phương pháp xử lý truyền thống khác.

nano đồng
• 15:40 16/02/2023

Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ: Ảnh hưởng và Biện pháp hạn chế

Độ mặn nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng cùng với pH, oxy, độ kiềm, độ cứng… Là một trong những yếu tố môi trường quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi.

Độ mặn trong nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:56 27/01/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 14:02 30/05/2023

Chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu?

Chất lượng ao nuôi tác động lớn đến sự tăng trưởng của con tôm. Vậy, nếu chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu? Tép Bạc sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 10:45 29/05/2023

Cà Mau: Ứng dụng nuôi công nghệ cao tôm sú con nào cũng to khỏe

Dự án “Phát triển quy trình sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) theo công nghệ Biofloc tại tỉnh Cà Mau” được thực hiện từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021 và gia hạn đến tháng 7/2022, do Sở Khoa học và Công nghệ triển khai tại 3 huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân đã mang lại kết quả rất khả quan.

Kỹ sư
• 11:33 28/05/2023

Một số lưu ý khi nuôi thương phẩm sá sùng tại Bình Định

Sá sùng có tên gọi khác là sa trùng, là một loài hải sản họ Sipuncula (họ sá sùng), là loại thực phẩm dinh dưỡng cao, được ví là nhân sâm của biển.

Sá sùng
• 10:49 27/05/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 21:09 30/05/2023

Ăn trứng cá sấu hỏa tiễn nặng 10kg, 6 người nhập viện

Sau ba giờ ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, 6 người đàn ông ở Hòa Bình có biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, phải nhập viện cấp cứu.

Cá sấu hỏa tiễn
• 21:09 30/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 21:09 30/05/2023

Nhơn Hải bắt sao biển gai và dọn rác dưới đáy biển

Sáng ngày 24.5, Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã tổ chức bắt sao biển gai và dọn rác dưới biển tại khu vực biển Hòn Khô nhỏ (xã Nhơn Hải).

Bắt sao biển gai
• 21:09 30/05/2023

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 21:09 30/05/2023