Nuôi tôm vụ mới: Cẩn trọng để ứng phó với thời tiết bất thường

Ðến thời điểm này, người nuôi tôm trong tỉnh Bình Định đã tiến hành thả nuôi tôm vụ 2. Ðể chủ động phòng ngừa dịch bệnh, bên cạnh việc chú trọng về chất lượng con giống, ngành chức năng khuyến cáo người nuôi tôm tuân thủ nghiêm túc lịch thời vụ.

Nuôi tôm vụ mới: Cẩn trọng để ứng phó với thời tiết bất thường
Các hộ nuôi tôm ở xã Nhơn Hội (TP Quy Nhơn) thay nước ao nuôi chăm sóc tôm trong vụ mới.

Theo Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), đến nay, người nuôi tôm trong tỉnh đã thu hoạch xong tôm nuôi vụ 1 với tổng sản lượng đạt hơn 4.117 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018; đang thả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ 2 với tổng diện tích là 270,7 ha.

Gia đình ông Phạm Hồng Ngoan, ở thôn Hội Tân, xã Nhơn Hội (TP Quy Nhơn) có 3 ao nuôi tôm, trong đó có 2 ao nuôi tổng diện tích 6.000 m2 và 1 ao lắng 4.000 m2. Ông Ngoan cho hay: “Vào vụ mới, thời tiết biến động thất thường nên tôi chỉ thả nuôi 40.000 con giống tôm thẻ chân trắng trong 1 ao, ao còn lại tôi nuôi cá chim vây vàng. Tôi thả giống đã 1 tuần rồi, ngoài việc chú trọng theo dõi, xử lý môi trường nước trong ao nuôi, tôi sử dụng thức ăn vi sinh để tôm phát triển tốt”.

Còn ông Võ Văn Tứ, ở thôn Kim Giao Trung, xã Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn), chia sẻ: “Trong vụ nuôi này, tôi thả nuôi 60.000 con tôm thẻ chân trắng trong 2 ao nuôi diện tích 3.000 m2. Tôi phải thường xuyên theo dõi tôm nuôi, giảm số lần cho ăn từ 4 lần/ngày xuống còn 2 lần/ngày để tập trung thời gian chạy máy sục khí đảo nước ao nuôi thông thoáng, tạo ô xy để ngăn ngừa dịch bệnh cho tôm”.

Tại thôn Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện tuy Phước) hiện có 43 hộ tham gia nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình an toàn sinh học với số lượng 45 ao nuôi, tổng diện tích hơn 23 ha. Mặc dù đã tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chăm sóc tôm nuôi nhưng sau hơn 1 tháng thả con giống đã xuất hiện dịch bệnh khiến người nuôi tôm ở đây lao đao.

Ông Phạm Văn Chạy, Trưởng ban quản lý cộng đồng nuôi tôm vùng Đông Điền, cho biết: “Theo lịch thời vụ, tôm nuôi vụ 2 thả giống vào đầu tháng 7 dương lịch, nhưng do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài làm tôm bị mắc bệnh gan tụy (do vi rút gây ra) và lây lan trên toàn diện tích vùng nuôi ở đây nên bà con đã phải thu hoạch sớm bán để gỡ gạc. Vụ nuôi mới chỉ vừa bắt đầu mà người nuôi tôm ở đây xem như đã lỗ vốn”.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành chức năng của tỉnh đã hướng dẫn người nuôi tôm thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm phòng ngừa dịch bệnh tôm, cẩn trọng hơn để đảm bảo điều kiện sinh trưởng an toàn cho tôm.

Theo ông Phạm Thanh Nhân, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản - Chi cục Thủy sản, thì: “Người nuôi tôm cần tuân thủ lịch thời vụ do Sở NN&PTNT ban hành. Theo đó, các vùng nuôi tôm trên cát tại huyện Phù Cát, Phù Mỹ thả nuôi mật độ 100 - 120 con/m2; vùng nuôi tại đầm phá, cửa sông có cơ sở hạ tầng tương đối tốt tại huyện Hoài Nhơn thả nuôi mật độ 30 - 70 con/m2. Riêng các vùng nuôi có cở sở hạ tầng không đảm bảo nuôi theo hình thức thâm canh - bán thâm canh ở huyện Tuy Phước và TP Quy Nhơn nuôi theo hình thức nuôi tổng hợp…”.

“Vụ nuôi mới diễn ra vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Năm nay, do nắng nóng cực đoan, nhiệt độ ao nuôi biến động lớn, tảo sẽ phát triển rất mạnh, dễ xuất hiện nhiều mầm bệnh trên tôm. Vì vậy, người nuôi cần sử dụng lượng thức ăn cho tôm vừa phải nhằm hạn chế sự phát triển của tảo; tăng cường đảo nước để giữ ổn định môi trường nước trong ao nuôi. Hiện, Chi cục đã tham mưu Sở NN&PTNT đề nghị Bộ NN&PTNT phân bổ thêm hóa chất sát trùng chlorine để hỗ trợ người dân khử trùng ao, hồ nuôi tôm”.  

Bà NGUYỄN THỊ NGỌC LAN, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y

Báo Bình Định
Đăng ngày 07/08/2019
Đoàn Ngọc Thuận
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 01:48 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 01:48 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 01:48 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 01:48 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 01:48 12/01/2025
Some text some message..