Nuôi trồng thủy sản của Biên Hòa đạt 300 tỷ đồng/năm

Phú Yên: 6 tháng đầu năm thả nuôi hơn 1.950ha thủy sản; Nuôi trồng thủy sản của Biên Hòa đạt 300 tỷ đồng/năm; Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 huyện Hoằng Hóa đạt 12.517 tấn, Khánh Hòa: Sản lượng khai thác thủy sản đạt 57.000 tấn là những số liệu thủy sản tuần này.

Nuôi trồng thủy sản của Biên Hòa đạt 300 tỷ đồng/năm
Cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi-măng lót bạt tại xã Hoằng Yến, Huyện Hoằng Hóa

Phú Yên: 6 tháng đầu năm thả nuôi hơn 1.950ha thủy sản

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 6/2019, diện tích thả nuôi thủy sản khoảng 311ha, tập trung tại các huyện Tuy An, Đông Hòa và TX Sông Cầu. Qua đó lũy kế 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh thả nuôi 1.950ha (giảm 1,7% so với cùng kỳ), trong đó tôm sú 250ha, tôm thẻ chân trắng 1.305ha, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng kéo dài nên việc thả nuôi thủy sản ít thuận lợi hơn cùng kỳ năm trước.

Cũng theo Sở NN-PTNT, bệnh trên các đối tượng thủy sản thả nuôi cơ bản được kiểm soát, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan. Cụ thể, trong tháng 6 có trên 27,5ha tôm thẻ chân trắng bị bệnh hoại tử gan tụy cấp, lũy kế từ đầu năm đến nay có trên 47,3ha tôm thẻ bị bệnh (giảm 0,4ha so cùng kỳ). Còn trong tháng 5 tại xã An Ninh Đông (huyện Tuy An) có 10.725 con cá mú, cá hồng bị chết, nguyên nhân do sán lá đơn 16 móc và một số loài vi khuẩn gây bệnh trên cá.

Đồng Nai: Nuôi trồng thủy sản của Biên Hòa đạt 300 tỷ đồng/năm

Theo UBND TP.Biên Hòa, tổng diện tích mặt nước nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố đạt 88 hécta. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2018 đạt trên 3,9 ngàn tấn; giá trị sản xuất ước đạt gần 300 tỷ đồng.

Trong đó, sản xuất cá giống và nuôi các loại thủy sản có giá trị cao là thế mạnh tại địa phương. Cụ thể, Hợp tác xã cá rô đồng Vĩnh Hưng (xã Tân Hạnh, TP.Biên Hòa) đã chuyển đổi từ mô hình nuôi cá lóc, cá rô thịt sang sản xuất con giống cá chép giòn với sản lượng cả chục triệu con giống/năm.

Thị trường tiêu thụ rộng khắp các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ. Ngoài ra, nhiều hộ nông dân cũng đầu tư nuôi các loại cá cảnh, cá đặc sản cho thu nhập cao như: cá koi, cá quế, cá hô, cá trắm đen, chạch quế...   

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 huyện Hoằng Hóa đạt 12.517 tấn

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 của huyện Hoằng Hóa đạt 12.517 tấn, bằng 53,26% kế hoạch năm và tăng 7,1% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 9.268,2 tấn (tăng 8,4% so với cùng kỳ); sản lượng nuôi trồng đạt 3.248,8 tấn (tăng 3,56% so với cùng kỳ).

Nét nổi bật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại huyện Hoằng Hóa đó là diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tăng từ 72 ha (năm 2017) lên gần 110 ha (năm 2019). Một số hộ gia đình tại các xã Hoằng Yến, Hoằng Lưu đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng các mô hình mới như: Nuôi tôm trong bể tròn nổi, bể xi-măng có mái che... Đối với diện tích nuôi quảng canh, các xã vùng triều vẫn áp dụng hình thức nuôi đa con, đa canh, đa thời vụ, đem lại hiệu quả ổn định cho người nuôi. 

Khánh Hòa: Sản lượng khai thác thủy sản đạt 57.000 tấn

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2019, nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi, các chính sách hỗ trợ trong khai thác thủy sản đã được triển khai kịp thời nên ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển sản xuất. Kết quả, ngư dân toàn tỉnh đã khai thác được 57.000 tấn thủy sản các loại, đạt 57,4% kế hoạch năm 2019.

Đăng ngày 11/07/2019
TH
Tổng hợp

“Say đắm” trước vẻ đẹp của cánh đồng rong biển Ninh Thuận

Khi thủy triều xuống, cũng chính là lúc vẻ đẹp của cánh đồng rong biển tại Ninh Thuận hiện ra. Cả bãi biển rộng lớn đều phủ một màu xanh mướt của đám rêu xanh phủ đầy trên đá.

Cánh đồng rong biển Ninh Thuận
• 10:58 09/04/2024

Những loài cá biển nuôi làm cảnh

Nhiều người quan niệm cho rằng “Nuôi cá dưỡng tâm”, có thể do điều này mà nhiều gia đình luôn có hồ cá cảnh trong nhà. Bên canh nhiều loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến thì cá biển cũng trở nên thu hút không kém.

Cá cảnh
• 10:48 08/04/2024

Điểm danh một số loài cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta

Cá nước ngọt
• 09:59 05/04/2024

Loài rắn biển cực độc cần nên tránh khi gặp phải

Loài rắn biển Belcher có thể khiến con người mất mạng chỉ với 1 vết cắn nhỏ. Vậy nên, khi đi biển, nếu vô tình gặp loài rắn này, bạn nên tránh càng xa càng tốt nhé!.

Rắn biển
• 10:07 03/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 04:53 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 04:53 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 04:53 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 04:53 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 04:53 20/04/2024