Ô nhiễm nguồn nước nuôi hàu ở Vân Đồn: Nguy cơ " mất cả chì lẫn chài"

Huyện Vân Đồn , có vựa hàu lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, với diện tích nuôi trồng trên 4.000 ha. Hàu không chỉ được tiêu thụ nội địa, mà còn là sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Đài Loan với số lượng lớn.

hàu
Mật độ nuôi quá dày khiến chất lượng sản phẩm hàu của Vân Đồn đang có xu hướng giảm. Ảnh Thiên An

Thời gian gần đây, kết quả quan trắc môi trường nguồn nước các vùng nuôi hàu trên địa bàn huyện Vân Đồn đều ghi nhận nhiều thông số vượt ngưỡng cho phép... Để tránh nguy cơ "mất cả chì lẫn chài", thì việc giữ được an toàn môi trường nước là rất quan trọng...

Mới đây, Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc đã tiến hành kiểm nghiệm chất lượng nguồn nước  tại các khu vực khoanh nuôi hàu trên địa bàn huyện Vân Đồn và cho kết quả đáng lo ngại. Theo kết quả quan trắc môi trường tháng 8/2021 và tiếp đó trong 2 tháng 9, 10/2021..., nhiều chỉ số nguồn nước vượt với ngưỡng giới hạn cho phép; ví như mật độ coliform  và Vibrio lần lượt cao hơn từ 1,29 - 1,42 lần so với ngưỡng giới hạn cho phép. Việc nhiễm vi khuẩn Vibrio mediterranei, Vibrio vulnificus V. fluvialis cũng được bắt gặp với tần suất cao.

Được biết, vấn đề nguồn nước ô nhiễm do không đảm bảo mật độ nuôi trồng, tác động xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thủy hải sản, đã được cơ quan chức năng khuyến cáo nhiều lần đến các hộ nuôi cũng như các địa phương. Theo Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) trường hợp ô nhiễm nguồn nước như đang diễn ra tại Vân Đồn, trước đây cũng đã xảy ra ở chính địa phương này và một số địa phương khác trong tỉnh. 

Đơn vị đã có văn bản khuyến cáo đến địa phương và người nuôi hàu phải thực hiện nghiêm túc duy trì mật độ nuôi phù hợp, không thả nuôi hàu với mật độ cao dẫn đến thiếu nguồn thức ăn cho hàu phát triển, làm hàu yếu, tăng nguy cơ nhiễm bệnh vi khuẩn. 

nuôi hàu
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang đe dọa hàu ở Vân Đồn. Ảnh VnExpress

Đồng thời phải thường xuyên vệ sinh khu vực bè nuôi, rổ, dây hàu, loại bỏ rong rêu, các vật bám, tạo độ thông thoáng cho bãi nuôi nhằm làm giàu nguồn thức ăn, tăng chất lượng môi trường nước khu vực nuôi. Tuy nhiên, việc triển khai các giải pháp khắc phục theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, gần như không được người dân thực hiện.

Trong những năm gần đây, nhiều người dân đã tự ý khoanh nuôi tại các vùng chưa được quy hoạch, hoặc tận dụng tối đa diện tích để nuôi thủy sản trên mặt nuôi hàu, cộng với mật độ nuôi quá dày đã khiến cho chất lượng sản phẩm hàu của Vân Đồn đang có xu hướng giảm, kích thước nhỏ và giá thành thấp. 

Đồng thời, kéo theo những thách thức không hề nhỏ mà nghề nuôi hàu đang phải đối mặt. Một trong những thách thức lớn đó là, suy thoái và ô nhiễm môi trường nước các vùng nuôi hầu tập trung trên địa bàn huyện Vân Đồn.

Ông Hà Văn Ninh, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn cho biết, địa phương cũng đã thường xuyên phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức các đợt tuyên tuyên truyền tới ngư dân trong việc bảo vệ môi trường biển. Tuy nhiên, để tránh nguy cơ mất cả chì lẫn chài, thì việc giữ môi trường là rất quan trọng; nếu phát hiện hàu chết phải thu gom, xử lý ngay, tránh gây ô nhiễm môi trường, giảm sự phát triển của vi khuẩn và tránh để lây lan sang các cá thể sống; tăng cường theo dõi và quản lý môi trường nước bãi nuôi để có các biện pháp xử lý kịp thời khi xuất hiện các yếu tố bất lợi làm yếu hàu nuôi.

Dân Tộc & Phát Triển
Đăng ngày 27/12/2021
Thiên An
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 21:44 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 21:44 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 21:44 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:44 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 21:44 26/12/2024
Some text some message..