Ô nhiễm sông Sài Gòn ngày càng trầm trọng

Chỉ số lượng ô xy hòa tan (DO) trong nước rất thấp, các hàm lượng khác như amonia, mangan, vi sinh, chất rắn lơ lửng trong nước ngày càng cao cho thấy nguồn nước sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm trầm trọng.

song Sai Gon
Nước thải công nghiệp, sinh hoạt vẫn còn thải ra kênh rạch, đổ ra sông Sài Gòn - Ảnh: Văn Nam.

Báo cáo với Ban Kinh tế Ngân sách, HĐND TPHCM ngày 8-8, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết hàm lượng amonia trong nước sông Sài Gòn rất cao, có thời điểm lên đến 2 mg/lít, hàm lượng mangan cũng tăng cao.

Hiện trạng ô nhiễm hữu cơ trên sông Sài Gòn ngày càng trầm trọng hơn, thể hiện qua chỉ số ô xy hòa tan trong nước (DO) thấp hơn mức cho phép 2,5 lần chứng tỏ nước đang bị ô nhiễm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nguồn nước sông Sài Gòn luôn vượt quy chuẩn quốc gia được thể hiện qua chỉ tiêu SS dao động khoảng 16 - 120 mg/lít.

Trong khi đó, theo Sawaco thì nguồn nước sông Đồng Nai cũng bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, hàm lượng vi sinh trong nước luôn cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng amonia nước sông Đồng Nai có thời điểm lên 1,8 mg/lít, cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Do chất lượng nguồn nước sông ngày càng xấu, Sawaco đang phải trang bị thêm các thiết bị châm hóa chất dự phòng, thay đổi công nghệ, ứng dụng các vật liệu lọc chuyên dụng để xử lý, nhằm đảm bảo chất lượng sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước cấp cho người dân thành phố.

Được biết tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn – Đồng Nai đã được ngành cấp nước thành phố cảnh báo vài năm gần đây do hàng ngày con sông này phải tiếp nhận hàng trăm ngàn mét khối nước thải công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi chưa qua xử lý.

Tuy nhiên, với số liệu khảo sát được Sawaco báo cáo hôm nay cho thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông vẫn chưa được cải thiện. Ô nhiễm đang gia tăng mà giải pháp hạn chế ô nhiễm lại quá chậm.

Sawaco cảnh báo nếu tình hình ô nhiễm và nhiễm mặn của các con sông vẫn tiếp tục tăng, vượt quá khả năng đầu tư công nghệ xử lý nước tại các nhà máy nước thì tình hình cấp nước sẽ rất khó khăn và không lường hết hậu quả nghiêm trọng.

Hiện sông Sài Gòn là nguồn nước cấp cho nhà máy nước Tân Hiệp (công suất 300.000 m3/ngày). Trong khi đó sông Đồng Nai là nơi cung cấp nước thô cho các nhà máy nước Thủ Đức (750.000 m3/ngày), BOO Thủ Đức (300.000 m3/ngày), Bình An (100.000 m3/ngày).

TBKTSG Online
Đăng ngày 09/08/2013
văn nam
Môi trường
Bình luận
avatar

Tính khả thi của thả rạn nhân tạo

Rạn nhân tạo (Artificial reef) là một tập hợp của bất kỳ các chất hay vật liệu nào đó được thả xuống đáy biển nhằm tăng cường hoặc bổ sung nơi cư trú cho cá, các loài hải sản khác sinh sống và phát triển.

Rạn nhân tạo
• 10:02 28/08/2024

Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất thủy sản

Trong 2 ngày 20-21.8, tại thành phố Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn ToT (Đào tạo tiểu giáo viên).

Tập huấn
• 09:28 23/08/2024

Lập khu bảo tồn ở vùng biển Cà Mau

Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc là 3 cụm đảo được lựa chọn để thành lập khu bảo tồn biển. Hệ thống khu bảo tồn biển được thành lập không chỉ góp phần bảo đảm cân bằng sinh thái vùng biển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo đảm chức năng điều hòa môi trường, cung cấp nguồn giống và nguồn lợi hải sản mà còn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, quốc gia.

Rừng ngập mặn
• 13:53 20/08/2024

Thách thức khi thức ăn tôm là nguồn phát thải chính trong chuỗi cung ứng tôm

Thức ăn tôm cũng là một trong những nguồn phát thải lớn nhất trong chuỗi cung ứng tôm, gây ra nhiều thách thức cho cả người nuôi và ngành công nghiệp.

Tôm thẻ
• 09:55 20/08/2024

Khám phá Phú Yên: Thưởng thức đặc sản vùng biển có 1-0-2

Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp mà còn sở hữu tiềm năng kinh tế biển dồi dào cùng nền ẩm thực độc đáo. Hãy cùng theo chân bé Tép khám phá những nét đặc trưng làm nên sức hấp dẫn của vùng đất này nhé!

Phú Yên
• 09:43 01/09/2024

Bệnh vẩy cá trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài nuôi trồng thủy sản quan trọng về mặt thương mại, có giá trị kinh tế đáng kể trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Loài này được nông dân ưa chuộng do tốc độ tăng trưởng nhanh và thích nghi tốt với nhiều điều kiện nuôi khác nhau.

Cá chẽm
• 09:43 01/09/2024

Nuôi trồng thủy sản chiếm một nửa nguồn cung cấp cá của thế giới

Trong công bố mới nhất của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc). Lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm một nửa nguồn cung cấp trên thế giới. Đây được xem là tín hiệu vui, dự báo nuôi trồng có thể đáp ứng nhu cầu thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi cá
• 09:43 01/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 09:43 01/09/2024

Một số doanh nghiệp hải sản Alaska đứng trước bờ vực phá sản

Những năm gần đây, ngành hải sản Alaska, một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của bang này, đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Không chỉ là những khó khăn từ tự nhiên, như biến đổi khí hậu và nguồn lợi hải sản suy giảm, mà còn là tác động nghiêm trọng từ xung đột địa chính trị toàn cầu.

Hải sản
• 09:43 01/09/2024
Some text some message..