Ở Nông trại vui vẻ

Ở tỉnh ta, hợp tác xã (HTX) vẫn giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay nhiều HTX đang trong quá trình tự đổi mới, loay hoay tìm hướng đi hiệu quả cho mình. Trong số ấy, HTX Quý Long, xã Thái Long (TP Tuyên Quang) đang triển khai dự án “Chăn nuôi theo mô hình khép kín bằng công nghệ sinh học” và lấy tên là “Nông trại vui vẻ” với hướng đi táo bạo, bước đầu gặt hái được những thành công, hứa hẹn đây là mô hình học tập cho các HTX khác trên địa bàn tỉnh.

cho cá Trạch sông ăn giun quế
Xã viên HTX Quý Long cho cá Trạch sông ăn giun quế.

Từ một dự án khoa học

Thời bao cấp, HTX phát triển khá mạnh, chi phối hầu hết các lĩnh vực kinh tế của xã hội. Thời đổi mới, kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, nhiều thành phần kinh tế có cơ hội phát triển, kinh tế HTX bị cạnh tranh quyết liệt, rơi vào giai đoạn khó khăn. Vấn đề tìm hướng đi hiệu quả cho các HTX trên địa bàn tỉnh đang là đòi hỏi bức thiết. Lãnh đạo tỉnh rất trăn trở vấn đề này và tìm cách đánh thức, vực dậy sự phát triển của các HTX.

Mấy năm gần đây, Sở Khoa học và Công nghệ có nhiều đề tài nghiên cứu và dự án chuyển giao khoa học kỹ thuật. Từ Dự án khoa học “chăn nuôi theo mô hình khép kín bằng công nghệ sinh học” của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, chuyển giao kỹ thuật cho Sở Khoa học và Công nghệ để tìm mô hình sản xuất. Qua buổi tập huấn dự án, ông Trần Hồng Hải, Chủ nhiệm HTX Quý Long, xã Thái Long đã “mê như điếu đổ’’ dự án  này. Ông về bàn với Ban chủ nhiệm HTX và các xã viên, qua họp phân tích kỹ lưỡng, mọi người nhất trí quyết tâm làm theo mô hình. Tuy nhiên, nguồn vốn lúc này để thực hiện dự án rất khó khăn, nhưng bằng sự đoàn kết tin tưởng của xã viên, HTX Quý Long đã mua được 3.000 m2 đất ở thôn Hòa Mục 2 để triển khai dự án. Năm 2010, HTX bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất cho Dự án “chăn nuôi theo mô hình khép kín bằng công nghệ sinh học” và nhận được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật đắc lực của Sở Khoa học và Công nghệ.

Sau khi họp đại hội, các xã viên nhất trí lấy tên của dự án là “Nông trại Vui vẻ”. Bởi họ muốn gửi một thông điệp, chăn nuôi không có nghĩa là vất vả, không có nghĩa là gây ô nhiễm môi trường, nếu biết áp dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi chắc chắn có hiệu quả kinh tế bền vững, tạo ra sự vui vẻ đoàn kết giữa các xã viên. Hiện nay, Nông trại Vui vẻ đang thực hiện nuôi giun quế, nuôi lợn đen địa phương bằng công nghệ vi sinh, nuôi cá trạch sông trong bể xi măng bằng thức ăn giun quế, nuôi ngỗng bằng thức ăn tự chế biến.

Chị Trần Thị Phú, Trưởng Ban kiểm soát của HTX Quý Long dẫn chúng tôi đi tham quan toàn bộ trang trại. Cảm nhận của chúng tôi là không thấy mùi ô nhiễm như các trang trại chăn nuôi khác. Toàn bộ 35 con lợn nái và 150 con lợn thịt đen giống địa phương, có lai thêm giống lợn rừng đều được chăn thả trên “đệm sinh học” được phối trộn từ trấu thóc, mùn cưa, men vi sinh theo một tỷ lệ nhất định. Khi phân và nước tiểu của lợn thải ra sẽ bị men vi sinh phân hủy hết, tạo luôn thành đệm sinh học thoáng xốp, bảo đảm triệt để về vệ sinh môi trường. Lợn được chăn thả trên đệm sinh học hầu như không phải dọn chuồng, tiết kiệm được công lao động, lợn ít bị mắc dịch bệnh, đệm có thể sử dụng từ 1-2 năm mới phải thay mới. Khi thay đệm đó là nguồn thức ăn tốt cho giun quế và làm phân hữu cơ bón cây trồng. Lợn trong trang trại đều được nuôi bằng công nghệ vi sinh nên rất nhàn. Thức ăn của lợn được phối trộn từ ngô, sắn, cám gạo… và men vi sinh chế phẩm của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, sau đó cho vào ủ rồi cho lợn ăn, không phải nấu. Khách hàng rất thích mua loại lợn chăn bằng công nghệ vi sinh vì thịt thường thơm ngon và an toàn, tuy giá lợn hơi có cao hơn chút ít (giá 45.000 đồng/kg lợn hơi).

Giống lợn đen địa phương nuôi theo mô hình khép kín bằng công nghệ sinh học.

Nông trại Vui vẻ đang nuôi rất nhiều giun quế, chị Phú cho biết mỗi ngày khai thác 5 kg giun quế làm thức ăn cho 2.000 con cá trạch sông. Cá trạch sông trọng lượng có thể đạt đến 3 lạng/con, các nhà hàng đến đặt mua giá 300.000/kg trạch thương phẩm. Giun quế nuôi khá dễ, nguồn thức ăn của giun quế ở địa phương nhiều, sẵn có. Mỗi kg sinh khối giun quế (bao gồm giun, trứng giun, phân giun, thức ăn của giun) nông trại đang bán giống cho bà con với giá 25.000 đồng. Sinh khối giun quế còn dùng để phối trộn 30% vào thức ăn ủ vi sinh cho 300 con ngỗng đẻ trứng và ngỗng thịt. Số phân giun thải loại dùng làm phân vi sinh đổi hay bán cho bà con bón cây trồng rất tốt. Tất cả chuỗi thức ăn của Nông trại theo một chu trình khép kín, hầu như không bỏ đi đâu một tý gì, đều trở hành hàng hóa.

Hướng đi bền vững

Sau một năm đi vào hoạt động, năm 2012 trị giá hàng hóa của Nông trại Vui vẻ xuất ra thị trường đạt trên 1 tỷ đồng; năm 2013 dự kiến đạt trên 3 tỷ đồng. Chăn nuôi theo mô hình khép kín bằng công nghệ sinh học, thực tiễn cho thấy giảm được 25% giá thành chăn nuôi, chăn nuôi ít bị rủi ro dịch bệnh, vật nuôi tăng trưởng tốt. Trừ chi phí sản xuất, mỗi năm Nông trại Vui vẻ thu được hàng trăm triệu đồng tiền lãi, giờ đã hoàn trả được vốn đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, bắt đầu có lãi. Ông Trần Hồng Hải, Chủ nhiệm HTX Quý Long cho biết, khi triển khai dự án cũng là lúc nền kinh tế thế giới, trong nước, trong tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, chi phí chăn nuôi đắt đỏ, giá lợn hơi biến động mạnh, rớt giá thảm hại. Nông trại lúc đó gặp rất nhiều khó khăn, vì cơ sở mới đi vào hoạt động nên chưa có thương hiệu, giá thịt lợn sạch của cơ sở bán bằng với giá thịt lợn nuôi cám tăng trọng. Tuy nhiên, với một Ban chủ nhiệm HTX vững vàng, các xã viên đoàn kết, tin tưởng ở hướng đi trong tương lai nên đã biết “biến khó khăn thành thuận lợi”.

Đàn ngỗng được nuôi ở Nông trại Vui vẻ.

Thời gian vừa qua, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nổi lên nóng bỏng. Giờ ai cũng muốn ăn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc để bảo đảm sức khỏe. Nghe được tiếng thơm của Nông trại nhiều nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh đã tìm địa chỉ của HTX để đặt mua hàng. Giờ sản phẩm lợn đen, ngỗng, cá trạch sông, giun quế chăn nuôi bằng công nghệ sinh học của Nông trại sản xuất không kịp cung ứng cho thị trường. Trong tương lai, khi tỉnh phát triển mạnh kinh tế du lịch, các sản phẩm sạch của Nông trại chắc chắn sẽ có chỗ đứng vững chắc. Nhiều nông dân trong tỉnh tìm đến Nông trại để mua con giống, học tập mô hình chăn nuôi. Nông trại hiện nay cũng là đại lý chính cung cấp các chế phẩm vi sinh của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Công ty Công nghệ Hóa sinh Việt Nam phục vụ trong chăn nuôi bằng công nghệ sinh học. Bà Đào Thị Hưng, xã viên của HTX Quý Long rất phấn khởi vì được làm việc trong môi trường “khoa học, kỹ thuật”. Ngoài chuyện kinh tế, bà còn tích lũy được kiến thức chăn nuôi tiên tiến phổ biến cho anh em họ hàng, bạn bè, làng xóm cùng thực hiện, góp phần làm thay đổi cách thức chăn nuôi cho người nông dân.

Chăn nuôi bằng công nghệ sinh học, một lao động chăn cả trăm con lợn, mấy trăm con ngỗng… mà không vất vả mấy. Từ hiệu quả trông thấy của mô hình, trong thời gian tới, Ban chủ nhiệm HTX Quý Long dự định khi có nguồn lãi, tiếp tục sẽ mở rộng mô hình. Nông trại sẽ nghiên cứu tự chế biến các dạng thức ăn cho vật nuôi để giảm tối đa giá thành sản xuất. Với cách đi đúng hướng của mình, phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, HTX Quý Long đang là “hạt nhân” làm thay đổi nhận thức trong việc đổi mới các HTX trên địa bàn tỉnh. Từ một HTX chỉ làm dịch vụ thuần túy sang HTX sản xuất hàng hóa. Các xã viên có việc làm ổn đinh, thu nhập khá nên lúc nào cũng vui vẻ, đoàn kết trong ngôi nhà chung của mình như chính tên gọi mà họ đã thống nhất đặt tên.

Ý tưởng tốt, cách làm bài bản, sự đồng lòng quyết tâm, hướng đi của Ban chủ nhiệm HTX và các xã viên trong Nông trại Vui vẻ đã mở, góp phần thiết thực xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Báo Tuyên Quang
Đăng ngày 09/08/2013
Ghi chép: Lê Quang Hòa
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 19:45 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:45 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 19:45 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 19:45 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 19:45 05/11/2024
Some text some message..