Ốc biển lạ, chớ chạm vào!

Gần đây đã xảy ra một số tai nạn ngộ độc do ăn ốc biển ở Phú Yên, Quảng Ngãi, Khánh Hoà… phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngưng thở, ngưng tim, hôn mê sâu... Nghiêm trọng hơn, đã có trường hợp tử vong.

Ốc hương Nhật Bản (Babylonia japonica)
Ốc hương Nhật Bản (Babylonia japonica) được ghi nhận có chứa độc tố tetrodotoxin. Ảnh: Trung Mỹ

Theo nghiên cứu của viện Hải dương học Nha Trang, những vụ ngộ độc do ăn ốc biển có độc tố xảy ra khá phổ biến ở khu vực Thái Bình Dương. Tại Brunei, năm trẻ đã chết sau khi ăn ốc trám (ốc ôliu), tại Đài Loan có 17 nạn nhân ngộ độc, trong đó một tử vong sau khi ăn món xào chế biến từ ốc bùn (catut Nassarius castus) và ốc bùn hình nón (N. conoides). Nghiên cứu cũng cho thấy có khá nhiều loài ốc được ghi nhận là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc: ốc mặt trăng, ốc đụn, ốc tù và, ốc tù và gai miệng đỏ, ốc hương Nhật Bản, ốc ngọc... Đáng lưu ý, vì một lý do nào đó mà một số loài ốc biển thông thường không hề gây ngộ độc cho con người, nhưng đột nhiên trong thời điểm nào đó lại trở nên độc. Trong một số trường hợp, độc tố của ốc không bị phân huỷ trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao khi chế biến. Đến nay Việt Nam đã xác định được ít nhất ba loài ốc cối (Conus) chứa độc tố dưới dạng nọc độc có khả năng gây chết người. Một số loài ốc chỉ độc ở bộ phận nhất định (thường là tuyến nước bọt), dẫn đến ngộ độc do con người bất cẩn, không loại bỏ phần độc trước khi ăn. Cũng có những loài ốc luôn luôn độc và hết sức nguy hiểm nếu vô tình ăn chúng.

TS Đào Việt Hà, trưởng phòng hoá sinh biển, viện Hải dương học Nha Trang cho biết, tuỳ từng loài ốc, bản chất độc tố có thể là saxitoxin (độc tố vi tảo tích luỹ trong các sinh vật hai mảnh vỏ, một số loài cua rạn...), hoặc tetrodotoxin (độc tố trong cá nóc, mực đốm xanh, con so...) Độc tố trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc trám đã được xác định là saxitoxin; còn độc tố của ốc tù và, ốc tù và gai miệng đỏ, ốc hương Nhật Bản, ốc bùn, ốc ngọc là tetrodotoxin. “Hai độc tố này đều thuộc loại độc tố thần kinh cực mạnh, không hề bị phân huỷ, biến tính trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao nên vẫn tồn tại trong thức ăn đã được chế biến, xào nấu, thậm chí cả sản phẩm cấp đông, đóng hộp”, TS Hà nói. Cũng theo TS Hà, sau khi ăn phải ốc biển chứa độc tố, triệu chứng ngộ độc xảy ra trong vòng 20 phút đến 3 giờ, nạn nhân có cảm giác tê, rát bỏng ở môi, đầu lưỡi... rồi lan dần đến chân tay, đôi lúc kèm đau đầu, đau bụng, đau cánh tay, đi đứng loạng choạng, nôn mửa dữ dội rồi khó thở, hôn mê, hô hấp ngưng trệ do bị tê liệt... Nạn nhân có thể chết sau 30 phút đến tám giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.

“Để phòng tránh ngộ độc ốc biển, mọi người cần hết sức thận trọng, tránh cầm nắm, đụng chạm những loài ốc lạ, màu sắc sặc sỡ... Tuyệt đối không ăn những loài nghi ngờ có độc hay chưa được kiểm chứng. Sau khi ăn bất cứ loài ốc biển nào mà cảm thấy có triệu chứng như đã mô tả, lập tức phải đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời”, TS Hà lưu ý.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị
Đăng ngày 31/10/2013
Kiều Loan
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 05:34 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 05:34 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 05:34 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 05:34 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 05:34 15/11/2024
Some text some message..