Ốc mượn hồn đang “chết dần chết mòn” trong rác thải nhựa ngoài đại dương

Những mảnh nhựa trôi dạt tới các hòn đảo xa xôi ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đang vô tình giết chết những con ốc mượn hồn vì chúng lầm tưởng rằng, những mảnh nhựa đó là vỏ sò.

Ốc mượn hồn.
Ốc mượn hồn nhầm tưởng mảnh nhựa là vỏ sò.

Theo tờ Washington Post, các nhà nghiên cứu đã có dịp đến thăm đảo Cocos, một lãnh thổ của Úc ở Ấn Độ Dương và nằm ở phía tây đảo Giáng sinh. Nhắc đến hòn đảo này, người ta không nghĩ đến những bãi biển xinh đẹp mà chỉ biết rằng, đây là một "thiên đường chìm trong nhựa".

Thực tế, các nhà khoa học đã tìm thấy khoảng 414 triệu mảnh nhựa trên hòn đảo này. Bên cạnh đó, họ còn phát hiện thấy những con ốc mượn hồn chết trong những chai nhựa và hộp đựng trôi dạt vào bờ.

Nhóm nghiên cứu ước tính, có khoảng 508 ngàn con ốc mượn hồn chết vì tưởng nhầm vỏ nhựa là ngôi nhà mới. Trong khi đó cũng có khoảng 61 ngàn con ốc mượn hồn khác chết trên đảo Henderson, phía nam Thái Bình Dương cũng vì nguyên nhân trên.


Một con ốc mượn hồn dùng mảnh nhựa làm nơi trú ẩn.

Jennifer Lavers, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng hải và Nam Cực thuộc Đại học Tasmania cho biết: "Khi chúng tôi đang khảo sát các mảnh vỡ trôi dạt trên đảo, tôi đã bị bất ngờ khi có nhiều đồ nhựa chứa những con ốc mượn hồn, có cả những con đã chết và còn sống".

Nhóm sau đó đã quyết định thực hiện thêm một số khảo sát về số lượng đồ nhựa hay số cua bị mắc kẹt.

Ốc mượn hồn không có vỏ riêng nên chúng thường tận dụng các vật thể rỗng, ví dụ như vỏ sò hoặc vỏ ốc để làm nơi trú ẩn. Chúng dành phần lớn cuộc đời của mình để tìm kiếm "ngôi nhà" phù hợp nhất với cơ thể ngày càng phát triển của chúng.

Tuy nhiên khi những con ốc mượn hồn gặp phải chai nhựa, chúng thường lầm tưởng đó là vỏ sò hoặc vỏ ốc. Nhưng khi bò vào chai nhựa, do bề mặt quá trơn nên chúng không thể tìm cách chui ra ngoài được. Kết cục là chúng chết vì không có thức ăn.

Theo Alex Bond, người phụ trách tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Luân Đôn, khi một con ốc mượn hồn chết, cơ thể chúng bắt đầu tạo ra các phản ứng hóa học và phát ra mùi báo hiệu những con cua khác biết rằng có một chiếc vỏ mới. Do đó cái chết của một con ốc mượn hồn thường kéo theo một loạt cái chết khác của loài ốc mượn hồn.


Do bề mặt quá nhựa quá trơn nên chúng không thể chui ra và sẽ chết vì không có thức ăn.

Bond nhấn mạnh: "Nó không hẳn là hiệu ứng domino. Nó gần giống như một trận tuyết lở. Ốc mượn hồn sau khi đi vào những cái chai vì nghĩ rằng nó sẽ là ngôi nhà tiếp theo của chúng nhưng thực tế thì, nó cũng là ngôi nhà cuối cùng của chúng".

Lavers cho rằng, vấn đề có thể không chỉ xảy ra trên đảo Cocos vì những mảnh nhựa có thể còn trôi dạt tới rất nhiều hòn đảo ngoài đại dương. Nghiên cứu trên phần nào cho thấy, rác thải nhựa đang tác động nguy hiểm đến như thế nào đối với hệ sinh thái biển.

Ốc mượn hồn đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ sinh thái nhiệt đới. Chúng thường sục khí và bón phân cho đất, phân tán hạt và loại bỏ các mảnh vụn. Đặc biệt ốc mượn hồn còn là một phần quan trọng trong hệ sinh thái biển. Do đó nếu quần thể ốc mượn hồn sụt giảm, nó sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và xa hơn là những lợi ích kinh tế từ biển.

Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Hazardous Materials mới đây.

Tri thức trẻ
Đăng ngày 20/12/2019
Thiên Long
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:47 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 14:47 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 14:47 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 14:47 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 14:47 25/04/2024