Peru cũng là nước cung cấp hàng đầu mực ống với sản lượng 500.000 tấn mỗi năm.
Sản lượng cá cơm thực phẩm của Peru đã giảm 50%, phần lớn do tác động của El Nino. Nước biển ấm lên làm ảnh hưởng đến đàn cá cơm và tác động đến hoạt động chế biến đóng hộp của Peru. Tuy nhiên, sản lượng cá ngừ và cá thu của nước này lại tăng.
Đội tàu khai thác cá cơm làm bột cá của Peru, báo cáo đã khai thác 97,6% hạn ngạch 1,1 triệu tấn cá cơm trong mùa thứ hai của năm 2015. Sản lượng đánh bắt hàng ngày đạt trung bình là 14.448 tấn.
Sản lượng cá cơm đạt mức cao nhất trong tháng 12, chiếm 47,6% tổng sản lượng, tháng 11 chiếm 27,8% và tháng Giêng 24,6%.
Trong vụ cá cơm thứ 2 từ tháng 11/2015 đến tháng 1/2016, Viện hàng hải Imarpe của Peru đã 24 lần ra thông báo đóng cửa tạm thời 44 khu vực khu vực khai thác của nước này.
Nuôi trồng thủy sản có thể chiếm 15% GDP của ngành trong 5 năm
Nuôi trồng thủy sản có thể trở thành một trong các động lực mới tăng trưởng kinh tế của Peru theo Kế hoạch đa dạng hóa sản xuất quốc gia (PNDP) và trong 5 năm tới sẽ chiếm 15% GDP của ngành thủy sản.
Năm 2015 Peru đã phê duyệt 25,8 triệu USD mở rộng nuôi trồng thủy sản, đầu tư mới gần 25.000 ha với mục tiêu tăng sản lượng. Phát triển nuôi trồng thủy sản là cần thiết do dân số nông thôn tăng, trong khi nguồn lực kinh tế hạn chế. Nếu phát triển hiệu quả và bền vững, sẽ giúp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, cùng với những vấn đề khác.
Về vấn đề này, các quốc gia thành viên COPESCAALC đã đồng ý đề nghị FAO ưu tiên tăng cường khai thác và nuôi trồng thủy sản trong khu vực, đặc biệt là những lĩnh vực lợi ích chung của các nước thành viên, chẳng hạn như phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản, sức khỏe và an toàn, Hiệp hội và các tổ chức của nông ngư dân.