Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa kali đỏ và kali trắng, và lựa chọn nào là lựa chọn phù hợp nhất cho ao nuôi tôm.
Sự khác biệt giữa Kali đỏ và Kali trắng
Kali đỏ (KCl) với tên khác là Kali clorua. Đây là một dạng phân bón Kali phổ biến được sử dụng rộng rãi nhất, chủ yếu do giá thành tương đối thấp hơn so với Kali trắng và chứa hàm lượng kali cao hơn so với nhiều nguồn khác.
Kali trắng (K2SO4) Thì có hàm lượng kali thấp hơn, nhưng giá thành cao hơn do sử dụng tốt cho bất kỳ cây trồng nào. Kali trắng có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng, ít hút ẩm. Vì nó ko kén đất, hoặc kén cây trồng.
Ngoài ra, Kali là một hợp chất hóa học thường được biết đến chủ yếu trong sản xuất phân bón. Hóa chất này cũng được rộng rãi ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là trong ngành thủy sản.
Đặc biệt, trong quá trình nuôi tôm, khi ao tôm có độ pH cao, việc sử dụng Kali đỏ là lựa chọn hợp lý. Điều này không chỉ vì chi phí thấp mà còn vì Kali đỏ có hàm lượng Kali cao, phù hợp với môi trường ao tôm có độ pH tương đối cao.
Kali đỏ. Ảnh: halan.net
Tầm quan trọng của Kali Clorua trong nuôi tôm
Giảm độ pH trong dạ dày, tạo môi trường kiềm trong dạ dày và ruột tôm, có thể tăng cường sự giải phóng của các chất lỏng đệm chứa enzyme từ gan tụy. Formate cũng có khả năng khuếch tán vào vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa, acid hóa sự trao đổi chất của chúng, gây chết tế bào vi khuẩn. Đặc biệt, các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus và Bifidobacteria có thể cải thiện sức khỏe ruột, giúp tôm duy trì tình trạng khỏe mạnh.
Kali tham gia vào quá trình dẫn truyền xung động thần kinh cơ và điều hòa áp suất thẩm thấu, cũng như hoạt động của enzyme trong tế bào. Kali là một loại khoáng chất quan trọng cho tôm và một số loại tảo trong ao nuôi. Những yếu tố này cũng đóng góp vào việc duy trì sự ổn định của hệ thống đệm nước ao, giúp kiểm soát chất lượng nước và hỗ trợ quá trình lột xác của tôm, làm cho vỏ chúng cứng cáp và giảm rủi ro các bệnh cong thân và đục cơ.
Ngoài ra, Kali Clorua còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng cường cơ thịt tôm, làm săn chắc cơ thịt và tăng sức đề kháng cho tôm. Liều lượng khuyến nghị là 1,5-2kg/1000m3 nước, được áp dụng định kỳ mỗi 7-10 ngày một lần.
Cách nhận biết tôm thiếu Kali
Cơ thể của tôm sẽ xuất hiện những đốm đen nhỏ, tương tự như đầu cây kim phân bố trên toàn vỏ. Triệu chứng rõ nét là sự xuất hiện của các đốm trắng đục trong thịt (đục cơ), trong trường hợp nhẹ, có thể điều trị được, nhưng nếu tôm bị đục cơ và cong thân, thì đây là tình trạng khó trị và có thể dẫn đến tình trạng chết hàng loạt của tôm.
Tình trạng tôm khi bị thiếu khoáng chất kali thường thể hiện qua các dấu hiệu như suy yếu, biếng ăn, tăng trưởng chậm, thân hình nhỏ bé, đường ruột tôm trở nên mờ nhạt, tôm gặp khó khăn trong quá trình lột xác. Đồng thời gặp hiện tượng lột dính đuôi và xuất hiện các tình trạng chết rải rác. Tôm cong thân kéo theo tình trạng đục cơ.
Hướng dẫn bổ sung khoáng chất Kali trong nuôi tôm
Tôm có thể nắm bắt khoáng chất kali thông qua hai phương pháp: Tăng cường khoáng tại ao nuôi và phối trộn khoáng vào thức ăn cho tôm.
Tôm cần lượng kali đầy đủ để có thể phát triển ổn định. Ảnh: Sưu tầm
Tôm có khả năng hấp thụ khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua quá trình hấp thụ qua mang, vì vậy, việc tăng cường khoáng trực tiếp vào nước để bù đắp khoáng chất mất mát trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết.
Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, tôm có thể gặp khó khăn trong quá trình hấp thụ khoáng hòa tan có trong môi trường nước. Trong trường hợp này, việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn cho tôm sẽ giúp tôm dễ dàng hấp thụ khoáng chất trực tiếp vào cơ thể.
Hiện nay, có nhiều sản phẩm bổ sung khoáng chất kali trên thị trường dành cho ngành nuôi tôm. Do đó, bà con nên chọn lựa các sản phẩm chất lượng cao, tránh lạm dụng hoặc sử dụng liều lượng quá mức được quy định, nhằm đảm bảo tận dụng hiệu quả tối đa từ những lợi ích mà khoáng chất kali mang lại.