Phân lập thành công lợi khuẩn Bacillus subtilis thuần khiết về mặt sinh học

Nhóm nhà nghiên cứu Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQG Hà Nội đã phân lập thành công chủng mới của vi khuẩn Bacillus subtilis thuần khiết về mặt sinh học, có khả năng sản sinh ra các enzyme với hoạt tính cao và có tính khảng khuẩn để sản xuất probiotic với giá thành thấp.

Bacillus subtilis
Bacillus subtilis.

Bacillus subtilis là lợi khuẩn chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt, có khả năng sinh ra enzym tốt nhất và được sản xuất thành chế phẩm lợi khuẩn (probiotic) trên quy mô công nghiệp, ứng dụng rộng rãi trong y học, nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Trong y học, probiotic đã trở thành cái tên quen thuộc để tăng cường hệ tiêu hóa cho cả người và động vật, điều trị các chứng viêm ruột, đại tràng, chống tiêu chảy do lạm dụng kháng sinh hoặc loạn khuẩn đường ruột. Bacillus subtilis cũng được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, để xử lý môi trường nước.

Mặc dù có nhiều ứng dụng như vậy nhưng Bacillus subtilis ở Việt Nam chủ yếu vẫn phải được nhập ngoại với giá thành cao. Do đó, việc nghiên cứu và chủ động sản xuất chế phẩm từ lợi khuẩn này trong nước với giá thành vừa phải, quy trình đơn giản để nhiều doanh nghiệp sản xuất tiếp cận nhanh chóng có ý nghĩa rất quan trọng.

Trước nhu cầu đó, các nhà nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQG Hà Nội đã phân lập thành công chủng mới của vi khuẩn - gọi là Bacillus subtilis VTCC-B-51, thuần khiết về mặt sinh học (theo kết quả giải trình tự gene). Chủng mới được phân lập có khả năng sinh tổng hợp các enzym tiêu hóa với hoạt tính cao. Khi đối chiếu với các chủng đối chứng bao gồm Bacillus subtilus khác và Lactobacillus (vốn được dùng trong chế phẩm probiotic) bằng phương pháp đục lỗ thạch dựa trên nguyên tắc bổ sung các loại enzym vào lỗ thạch cho kết quả chủng Bacillus subtilis VTCC-B-51 có khả năng sinh tổng hợp các enzym với hoạt tính vượt trội hơn hẳn. Không những thế, chủng mới còn có khả năng kháng E.Coli, Micrococcus sp., Candida sp Fusarium sp. (nấm và khuẩn có hại). Đặc tính probiotic của Bacillus subtilis VTCC-B-51 cũng cho thấy khả năng chống chịu muối mật tốt và do đó có thể phát triển trong đường tiêu hóa.

Để tạo ra chủng này, nhóm nhà nghiên cứu đã tiến hành phân lập vi khuẩn từ mẫu đường tiêu hóa lợn bằng cách nuôi cấy trên đĩa chứa môi trường dinh dưỡng thích hợp như môi trường canh Luria, môi trường thạch LB (thường được dùng), môi trường thạch dinh dưỡng,... để tạo khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn có trong mẫu, từ đó thu được vi khuẩn thuần khiết.

Đặc biệt, cách phân lập này lại không phức tạp mà người có hiểu biết trung bình về vi sinh vật có thể dễ dàng chọn môi trường và thao tác nuôi cấy các chủng vi khuẩn.

Việc phân lập và sử dụng chủng này rất có ý nghĩa trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học dựa trên nguồn nguyên liệu trong nước. Điều này có thể giúp chúng ta làm chủ công nghệ sản xuất probiotic chất lượng cao, nguồn cung dồi dào mà quy trình đơn giản, giá thành thấp.

Khoa học & Phát triển
Đăng ngày 03/03/2020
Minh Anh
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 01:21 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 01:21 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:21 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 01:21 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 01:21 09/11/2024
Some text some message..