Phân tích chuỗi giá trị ngành thủy sản Việt Nam

Dựa trên các kết quả đã của giai đoạn 1 chương trình nghiên cứu chuỗi giá trị ngành XK thủy sản ở Việt Nam do cơ quan LEI thuộc Trung tâm Xúc tiến NK từ các các nước đang phát triển (CBI ), Trường Đại học và Trung tâm nghiên cứu Wageningen, Hà Lan, thực hiện các ngành tôm, cá tra, cá ngừ và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam đã được lựa chọn để phân tích.

tôm thẻ cỡ thu hoạch
Tôm thẻ chân trắng cỡ thu hoạch. Ảnh tepbac.com

Ngành tôm

Khoảng 90% tôm sản xuất ở Việt Nam được XK. Tôm sú hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ sản lượng tôm chân trắng đang tăng khá nhanh. Có khả năng trong những năm tới sẽ có thêm nhiều nông dân chuyển sang sản xuất loài tôm ngoại lai này. 5 trở ngại chính cho tiềm năng XK của ngành tôm Việt Nam đã được xác định thông qua rất nhiều tài liệu nghiên cứu và các cuộc hội nghị, hội thảo, được trình bày trong bảng 1.

Năm trở ngại ngành tôm:

 Các trở ngại Cấp độ trong chuỗi
 Dịch bệnh tôm Cấp độ sản xuất
Thiếu sản xuất tôm bền vững Cấp độ sản xuất
Thiếu liên kết dọc trong chuỗi giá trị Tất cả các cấp độ
Thiếu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng Tất cả các cấp độ
Thiếu sự liên kết giữa các thành phần trong chuỗi và tổ chức liên quan Tất cả các cấp độ

Có thể nhận thấy sự chồng chéo đáng kể trong các trở ngại trên, từ đó một giải pháp có thể tháo gỡ cùng lúc nhiều vấn đề. Đa số các giải pháp đều liên quan đến việc tăng cường hợp tác giữa các nhà nước và tư nhân trong ngành tôm. Trở ngại quan trọng nhất đối với XK là truy xuất nguồn gốc (TXNG), VSATTP và tính bền vững. Có thể giải quyết những vấn đề đó bằng cách tăng cường kiểm soát và tác động đế các công ty dẫn đầu trong chuỗi giá trị. Trái với những vấn đề ở cấp độ sản xuất như bệnh và chi phí đầu vào cao, những vấn đề liên quan trực tiếp đến XK như không tuân thủ các quy định về TXNG và ATTP sẽ dẫn đến việc từ chối tiếp cận thị trường, đặc biệt là từ các nhà chức trách y tế của EU.

Điều này đặc biệt đúng khi XK vào phân khúc thị trường bán lẻ EU, nơi có các yêu cầu về ATTP, TXNG và phát triển bền vững chặt chẽ và phức tạp hơn. Cách duy nhất để tăng cường sự kiểm soát trong chuỗi cung ứng là tạo ra được một nhóm lợi ích cơ sở của người nuôi, nhóm này sẽ làm việc với các DN thu mua, hoặc hình thành các hợp tác xã của nông dân sản xuất quy mô nhỏ. Điều này cho phép họ trang trải chi phí đầu vào trong khi vẫn duy trì vị thế trong thương lượng, cho phép họ tham gia vào mối quan hệ trực tiếp với các nhà XK tôm.

Nếu Việt Nam thành công trong việc tổ chức nông dân thành các hợp tác xã có uy tín, có thể thương lượng trực tiếp với các nhà XK và thuyết phục họ đầu tư vào các mối quan hệ bền vững với người nuôi tôm, thì triển vọng cho ngành là rất tốt. Tuy nhiên, quá trình này sẽ mất nhiều thời gian và trong ngắn hạn, cần phải đưa ra được giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình hiện tại, ví dụ, nâng cao nhận thức và năng lực của các trung gian hay giúp đỡ các nhà XK tìm kiếm đối tác để đầu tư vào sản xuất tôm bền vững.

Các DN XK trong ngành tôm khá lành nghề. Các nhà XK được phỏng vấn tham dự các hội nghị đều cho biết việc tiếp cận, nắm bắt thị trường không phải là quá khó đối với họ, chứng tỏ họ có thể tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế mà không cần sự hỗ trợ nào. Chỉ khi sản lượng nuôi tôm tăng trưởng bền vững thì các nhà XK mới có động lực để gia tăng khối lượng XK thông qua việc tìm kiếm, mở rộng thị trường hoặc tham gia các hội chợ quốc tế.

Tuy nhiên, các nhà XK cũng như các bên liên quan khác trong ngành cũng cho rằng họ phải luôn nỗ lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm bền vững. Bên cạnh đó, họ cũng thấy lúng túng giữa hàng loạt tiêu chuẩn khác nhau ở các thị trường khác nhau như EU, Mỹ và Nhật Bản. Họ luôn phải tự cập nhật, xác định, chuẩn bị và áp dụng các hệ thống chứng nhận mới như ASC, ACC, GlobalG.A.P hoặc Naturland… để sản phẩm đáp ứng được thị trường, phải luôn xác định mô hình kinh doanh, khách hàng hiện tại, tiềm năng và thị trường để có thể gia tăng khối lượng và giá trị XK các sản phẩm tôm bền vững nói trên.

Ngành cá tra

Khoảng 90% cá tra sản xuất tại Việt Nam được XK. EU và Hoa Kỳ được coi là những thị trường cá tra quan trọng nhất. Hầu như tất cả cá tra XK theo dạng philê đông lạnh. Trong bảng 2 trình bày 5 trở ngại chính cho tiềm năng XK cá tra Việt Nam.

Vẫn còn nhiều việc cần làm để liên kết các bên liên quan trong ngành cá tra với nhau nhằm tạo dựng lợi ích chung giữa các bên, không chỉ giữa người nông dân và nhà XK, mà còn giữa các thành phần trong chuỗi giá trị và các tổ chức liên quan. Từ kết luận của các hội nghị đã diễn ra, tương lai của ngành cá tra sẽ sáng sủa hơn nếu hướng đến sản xuất bền vững, có thể đạt được nhờ nâng cao năng lực và khả năng của người nuôi cá hoặc thông qua các tổ chức của người nuôi theo chiều ngang hoặc bằng cách tăng các mối quan hệ chính thức giữa người nuôi và nhà chế biến XK, điều này sẽ khuyến khích các nhà XK đầu tư vào các trang trại cá tra.

Năm trở ngoại đối với ngành cá tra:

 Các trở ngại Cấp độ trong chuỗi
 Chất lượng giống kém Cấp độ sản xuất
Thiếu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng Cấp độ sản xuất
Thiếu sự liên kết giữa các thành phần trong chuỗi và tổ chức liên quan Tất cả các cấp độ
Thiếu liên kết và hội nhập theo chiều dọc trong chuỗi Tất cả các cấp độ
Yêu cầu đa dạng và phức tạp của khách hàng Các nhà CBXK

thu hoach ca tra

Tương tự như ngành tôm, các công ty XK cá tra tương đối lành nghề. Họ có thể tự khẳng định mình trên thị trường quốc tế và cũng đang phải vật lộn với rất nhiều tiêu chuẩn chứng nhận để sản phẩm của họ có thể tiếp cận được thị trường.

Ngành cá ngừ

XK cá ngừ Việt Nam có thể chia thành cá ngừ đóng hộp và cá ngừ đông lạnh. Mỹ, EU và Nhật Bản là những thị trường quan trọng nhất. 6 trở ngại chính cho tiềm năng XK cá ngừ Việt Nam được xác định trong bảng 3.

Phần lớn trở ngại xảy ra ở các đội tàu đánh cá và tại các cảng bốc dỡ. Hầu hết tàu đánh cá nhỏ phụ thuộc vào thương lái trung gian. Các nhà chế biến XK của Việt Nam dường như quan tâm đến việc NK cá ngừ hơn so với thu mua nguyên liệu do các đội tàu trong nước khai thác. Một khía cạnh quan trọng đối với NK cá ngừ từ Việt Nam là cá ngừ do tàu Việt Nam khai thác có mức thuế NK thấp hơn so với cá ngừ do tàu thuyền nước ngoài khai thác.

ca ngu chuoi gia tri

Ước tính có đến 50% số cá khai thác không thể bán được cho các nhà chế biến, do chất lượng bị xuống cấp vì các cơ sở lưu trữ, bảo quản không đủ lạnh. Với lợi thế có mức thuế cho cá ngừ đánh bắt ở Việt Nam thấp, các nhà chế biến phải rất quan tâm đến việc cải thiện chất lượng cá ngừ khai thác. Do đó, cần đề cao vị trí của các đội tàu đánh cá trong chuỗi giá trị. Gần đây, đã thành lập Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam (VINATUNA), điều này có thể góp phần nâng cao vị thế của các đội tàu đánh cá. Để bảo quản chất lượng cá ngừ sau khai thác cần có các khoản đầu tư đáng kể và hoàn toàn không chắc chắn Chính phủ có khả năng hỗ trợ các yêu cầu này hay không. Ngoài ra, việc Việt Nam cố gắng để được công nhận là thành viên trong WCPFC được xem là một bước tiến quan trọng của ngành cá ngừ.

Bên cạnh việc tăng NK cá ngừ từ tàu thuyền nước ngoài, có thể tăng đáng kể sản lượng cá ngừ nhờ các biện pháp giảm tổn thất sau thu hoạch. Cùng với gia tăng sản lượng, còn một tiềm năng rất lớn là khuyến khích các nhà chế biến thu mua nguyên liệu từ nguồn thủy sản bền vững để hỗ trợ ngư dân và để tham gia vào các sáng kiến thúc đẩy thủy sản bền vững. Tuy nhiên đây là vấn đề khá hóc búa đối với cá ngừ, vì đó là đối tượng cư với trữ lượng không ổn định. Để tăng cường XK các sản phẩm bền vững được chứng nhận, những phương pháp tương tự như áp dụng đối với cá tra và tôm được xem là hợp lý.

Có nhiều ví dụ về các sáng kiến bền vững trong lĩnh vực thu mua cá từ các ngư dân quy mô nhỏ, sử dụng các phương pháp khai thác bền vững. Những sáng kiến này có thể dễ dàng làm tăng khối lượng và giá trị của sản phẩm cá ngừ bền vững. Tuy nhiên, bản thân các nhà chế biến phải nhận thức được thị trường tiềm năng của cá ngừ được chứng nhận bền vững.

Ngành nhuyễn thể 2 mảnh vỏ

Hiện nay, các loài hàu, vẹm đều chưa XK. Khoảng 80% giá trị XK nhuyễn thể là nghêu. Các loài XK khác là sò điệp và sò huyết. EU là thị trường XK quan trọng nhất. Bảng 4 trình bày 8 trở ngại chính cho tiềm năng XK nhuyễn thể Việt Nam.

ngeu trang chuỗi giá trị

Hầu hết các vướng mắc có liên quan đến việc quản lý nuôi, thu hoạch và cung cấp con giống. Việc loại bỏ các trở ngại này có thể là trách nhiệm của các cơ quan Chính phủ, mặc dù sự phát triển của mô hình đồng quản lý cũng được xem là khả năng có tính khả thi. Vị trí quan trọng của thương lái trung gian có thể ngăn các nhà XK hợp tác trực tiếp với các nhà sản xuất nhuyễn thể. Không ở ngành nào mà thương lái trung gian được đề cập đến như một nhân tố có thể góp phần loại bỏ các trở ngại như trong ngành nhuyễn thể. Nhấn mạnh vai trò trung gian và khuyến khích họ tham gia vào chuỗi giá trị có thể thúc đẩy tăng cường hợp tác trong chuỗi giá trị. Khi các công ty XK có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với nguồn cung ứng, họ có thể thiết lập quan hệ với các công ty NK tại EU và Mỹ dễ hơn, bởi vì các nhà NK này thường đòi hỏi một nguồn cung cấp sản phẩm ổn định.

Việc sản xuất nghêu, hàu, trai đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng, nhưng cũng có nhiều cơ hội ổn định và tăng cường sản xuất. Trái ngược với các ngành khác, sò, hàu, điệp Việt Nam chưa phải là sản phẩm XK chủ yếu sang thị trường EU. Mặc dù Việt Nam đã có một nghề sản xuất nhuyễn thể được chứng nhận MSC, nhưng nhuyễn thể Việt Nam vẫn còn tương đối mới trên thị trường EU.

Trái với các ngành khác, các nhà XK cho thấy họ thiếu các mối quan hệ bền vững với khách hàng EU và chưa nhận thức đầy đủ về thị trường tiềm năng ở EU. Để tăng khối lượng và giá trị XK vào EU, họ cần sự hỗ trợ bổ sung để tiếp cận và tham gia các hội chợ thương mại cũng như gặp gỡ và tiếp xúc với các khách hàng tiềm năng trên thị trường quốc tế.

Bài này chỉ phân tích cho các DN vừa và nhỏ, không bao gồm các nhà XK lớn với sản phẩm đa dạng và phong phú trên thị trường quốc tế.

dịch theo CBI và TheFishSite.com
Đăng ngày 03/04/2013
Trần Duy Biên / Vietfish
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thủy sản: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và yêu cầu cao từ thị trường tiêu dùng, ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất. Trong đó, kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp then chốt giúp ngành phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu phát thải.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:26 05/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 21:46 14/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 21:46 14/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 21:46 14/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 21:46 14/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 21:46 14/06/2025
Some text some message..