Phát hiện cá mập ma cực hiếm ở Thái Bình Dương

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện thấy một loài cá mập bí ẩn ở phía đông Thái Bình Dương, ở độ sâu 2.000 mét dưới đáy biển.

con cá mập ma
Hình ảnh cá mập ma

Viện nghiên cứu hải dương vịnh Monterey (MBARI) ở California, Mỹ đã ​đưa phương tiện vận hành từ xa (ROV) xuống vùng biển sâu 2.042 mét ở Hawaii và vô tình phát hiện ra con cá mập ma.

MBARI đã ghi lại được những hình ảnh đáng kinh ngạc về loài cá mập huyền bí này. Đoạn video được quay vào năm 2009 nhưng cần thời gian để kiểm chứng nên đến tận bây giờ video mới được công bố.

MBARI vốn dùng thiết bị quay phim điều khiển từ xa, triển khai trong vùng biển này với mục đích nghiên cứu địa chất. Song, họ lại quay được một con cá mập ma. Dù đã có vài tài liệu về cá mập ma, hóa thạch cá mập ma, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quay phim được một con trong môi trường tự nhiên.

Theo một chuyên gia hải dương, ông từng nhìn thấy một cá mập ma có chiều dài khoảng 0,9 mét. Do loài cá này không thích ánh sáng và rất khó phát hiện nên các nhà khoa học gọi chúng là "cá mập ma".

Cá mập ma hay còn gọi là chimaera - tên gọi quái vật mình dê đầu sư tử trong thần thoại Hy Lạp, có họ hàng với cá mập và cá đuối, nhưng cá mập ma đã tách khỏi các chi này cách đây 300 triệu năm.

Cá mập ma thuộc nhóm những loài động vật xuất hiện trên trái đất sớm nhất. Trước khi khủng long xuất hiện, cá mập ma đã bắt đầu chiếm lĩnh tầng đáy đại dương và cho tới nay vẫn còn rất bí ẩn đối với các nhà khoa học.

Dù cá mập ma bơi lượn dưới biển sâu từ trước thời khủng long nhưng các nhà khoa học rất hiếm khi phát hiện thấy chúng. Đoạn video do MBARI công bố đã cung cấp thêm nhiều hiểu biết mới về sinh vật huyền thoại này.

con cá mập ma

Cá mập ma có lợi mà không có răng. Chúng ăn các loại trùng sống ở nền đáy đại dương. Cấu tạo cơ thể chúng chỉ có sụn chứ không có xương. Đặc biệt, bộ phận sinh dục của chúng lại đặt ở trên đầu và có thể thu gọn lại.

Những đường bên trên đầu và mặt chúng (lateral line canal) chứa tế bào giác quan cho phép loài vật cảm nhận chuyển động trong nước và định vị con mồi.

Các nhà khoa học cho biết trên thế giới có ít nhất ba loài cá mập ma khác nhau. Các chuyên gia về chimaera phân tích hình ảnh trong video và kết luận con cá mập ma được tìm thấy thuộc loài chimaera xanh mũi nhọn (Hydrolagus trolli), vốn là loài cá mập ma sống ở khu vực nam bán cầu, tại New Zealand và Úc.

Nhưng MBARI lại phát hiện thấy nó ở Thái Bình Dương, giữa Hawaii và bang California. Chính các nhà khoa học cũng tỏ ra rất bất ngờ vì điều này.

đá gồ ghề

Khung cảnh nhiều đá gồ ghề trong video chỉ ra cá chimaera xanh mũi nhọn thích môi trường này hơn địa hình bằng phẳng dưới đáy biển mà những loài cá mập ma khác thường sinh sống. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn cần thu thập mẫu ADN để xác định chắc chắn.

Sự tồn tại của cá mập ma cho thấy đại dương rất phức tạp. Rất có thể trong lòng đại dương còn có rất nhiều sinh vật bí ẩn mà con người chưa biết.

Theo Earthtouchnews/Đất việt, 05/02/2017
Đăng ngày 05/02/2017
Ngô Đồng
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 21:37 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 21:37 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 21:37 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:37 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 21:37 15/11/2024
Some text some message..