Phát hiện cá sấu sinh sản không cần giao phối đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học vừa ghi nhận trường hợp cá sấu sinh sản đơn tính, không qua giao phối đầu tiên trên thế giới tại một sở thú ở Costa Rica.

Cá sấu
Một con cá sấu trên bờ sông Tarcoles ở tỉnh Puntarenas, Costa Rica. Ảnh: Reuters

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Biology Letters ngày 7/6, một cá thể cái thuộc loài cá sấu châu Mỹ đã sống cô lập suốt 16 năm tại sở thú Costa Rica. Năm 2018, con cá sấu này đẻ 18 quả trứng trong chuồng, một hiện tượng không phải là hiếm gặp đối với các cá thể bò sát nuôi nhốt.

Tuy nhiên, điều khó hiểu hơn xảy ra sau 3 tháng ấp trứng. Một quả trứng trong số đó được phát hiện có chứa một cá sấu con chết non đã phát triển cơ thể đầy đủ.

Reuters trích dẫn nghiên cứu cho biết, các nhà khoa học đã kiểm tra cấu trúc di truyền của phôi thai cá sấu. Họ tìm thấy các chuỗi ADN phản ánh quá trình sinh sản đơn tính ngẫu nhiên (FP) hoặc sinh sản mà không có sự đóng góp di truyền của cá thể đực.

Hiện tượng FP, còn được gọi là “trinh sản”, từng được ghi nhận ở các loài cá, chim, thằn lằn và rắn. Song, các nhà khoa học khẳng định đây là trường hợp đầu tiên kiểu này được biết đến ở cá sấu.

Trong “trinh sản”, tế bào trứng của cá thể cái có thể phát triển thành phôi thai mà không cần có tế bào tinh trùng của cá thể đực thụ tinh. Phôi thai giống hệt mẹ về mặt di truyền, nhưng con non ra đời thường yếu ớt và dễ chết yểu.

Theo một giả thuyết, trinh sản có thể phổ biến hơn ở các loài đang trên bờ vực tuyệt chủng, giúp chúng thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt hoặc sự thiếu hụt cá thể đực nhằm duy trì số lượng loài.

Cá sấu châu Mỹ là loài dễ bị tổn thương và có nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà khoa học tin, hiện tượng trinh sản ở cá sấu trong sở thú Costa Rica có thể hé lộ thêm nhiều thông tin mới về tổ tiên của loài bò sát từng sống trên Trái đất trong kỷ Trias, cách đây khoảng 250 triệu năm.

VietNam Net
Đăng ngày 09/06/2023
Tuấn Anh
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 07:02 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 07:02 20/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 07:02 20/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 07:02 20/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 07:02 20/12/2024
Some text some message..