Phát hiện mới về loài cá sấu khổng lồ cổ đại săn khủng long

Một nghiên cứu mới đây cho thấy loài cá sấu khổng lồ cổ đại săn những con mồi khủng long và giết chúng bằng cách xoay tròn và xé xác.

cá sấu săn khủng long
Hnh ảnh phục dựng của cá sấu Deinosuchus tấn công khủng long.

Theo LiveScience, cá sấu là những cá thể lớn nhất trong số các loài bò sát còn tồn tại đến ngày nay. Cá sấu nước mặn là một loài sát thủ ăn thịt có thể dài tới 7m và nặng hơn 1 tấn. Những con vật này ăn bất cứ thứ gì chúng săn được, kể cả cá mập.

Cá sấu nước mặn có kích thước rất lớn, nhưng những họ hàng cổ đại của chúng còn lớn hơn rất nhiều. Loài Sarcosuchus ở châu Phi và Nam Mỹ dài 11,5m và nặng 8 tấn; loài Deinosuchus ở Bắc Mỹ dài 12m, nặng 8,5 tấn; thậm chí loài Purussaurus ở đồng bằng Amazon dài tới 13m, nặng 10 tấn. 

Các vết cắn trên hóa thạch cho thấy loài Deinosuchus chuyên săn những con mồi như khủng long mỏ vịt và những loài khủng long đi bằng hai chân cỡ vừa gọi là Theropod, bao gồm những loài như khủng long bạo chúa và khủng long có cánh.

Các nhà khoa học cũng cho rằng loài Sarcosuchus có khả năng đã săn những con khủng long lớn, trong khi loài Purussaurus thì săn những động vật có vú như những loài gặm nhấm khổng lồ cũng như rùa và cá. 

Giống như cá sấu hiện đại, cá sấu cổ đại cũng dùng cách xoay tròn để xé xác con mồi. Chúng ngoạm chặt con mồi bằng bộ hàm chắc khỏe của mình rồi xoay tròn con mồi để xé xác. Tuy nhiên cách này có thể tạo ra lực lớn gây ảnh hưởng tới sọ của chúng. 

Để biết liệu cá sấu cổ đại có xương sọ đủ khỏe để chịu được những áp lực này hay không, các nhà khoa học đã lập mô hình xương sọ của 16 loài cá sấu hiện còn tồn tại và 3 loài khác đã tuyệt chủng.

 Họ đặt giả thuyết rằng loài Deinosuchus và Purussaurus có thể dùng cách xoay tròn con mồi này, nhưng loài Sarcosuchus lại không vì mồm chúng khá hẹp và áp lực tạo ra có thể quá lớn so với sức chịu đựng của xương sọ của chúng.

 Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xoay con mồi dễ dàng hơn với những loài săn mồi cỡ nhỏ, vì kích thước gọn nhẹ giúp chúng dễ xoay hơn. Điều này có nghĩa là cách này hợp với những kẻ săn mồi đang lớn hơn là những con đã trưởng thành.  

Tác giả chính của nghiên cứu, Ernesto Blanco, một nhà nghiên cứu cơ giới sinh học cổ đại thuộc Viện Vật lý Montevideo (Uruguay) cho biết: "Có khả năng là những loài cá sấu lớn đã dùng những cách khác để xé xác con mồi. Chúng có thể chỉ đơn giản là nuốt chửng những con mồi nhỏ." 

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng mô hình nghiên cứu của họ còn vài điểm chưa chắc chắn bởi “chúng tôi đang nghiên cứu về những loài cá sấu cực lớn”, có nghĩa là “chưa thể hoàn toàn loại bỏ khả năng xoay tròn xé xác con mồi ở loài Sarcosuchus”./.

xương cá sấu
Một bộ xương của cá sấu Deinosuchus (Nguồn: Live Science)

Vietnam+, 06/05/2014
Đăng ngày 06/05/2014
Mai Nguyễn
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 04:04 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 04:04 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 04:04 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 04:04 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 04:04 24/11/2024
Some text some message..