Phát hiện mới về nguồn gốc tiến hóa của vây và các chi của cá

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện hóa thạch cho thấy tình trạng nguyên thủy của vây cặp trước khi chúng tách thành vây ngực và vây bụng, được cho là tiền thân của các chi ở động vật có xương sống trên cạn.

Cá Tujia Aspis
Cá Tujia Aspis. Ảnh: cdn.net

Đứng đầu nhóm nghiên cứu này là Giáo sư Chu Mẫn thuộc Viện Cổ sinh vật có xương sống và Cổ nhân chủng học, Bắc Kinh và Giáo sư Philip Donoghue từ Trường Khoa học Trái đất thuộc Đại học Bristol.

Cho đến nay, những hóa thạch còn sót lại của cá giáp mũ đều chỉ có phần đầu, đây là loài cá nước ngọt không hàm, từng được cho là không có vây cặp (vây cặp gồm vây ngực và vây bụng, được cho là tương ứng với chân trước và chân sau của động vật bậc cao). Thế nhưng, những hóa thạch mới được khai quật từ những tảng đá có niên đại khoảng 436 triệu năm ở tỉnh Hồ Nam và Trùng Khánh, lại chứa toàn bộ cơ thể của chúng. Các hóa thạch này được đặt tên là Tujia Aspis, theo tên của người Tujia (Thổ Gia) bản địa.

"Giải phẫu của loài cá giáp mũ vẫn là một bí ẩn kể từ khi chúng được phát hiện lần đầu cách đây hơn nửa thế kỷ. Hàng chục nghìn hóa thạch đã được phát hiện ở Trung Quốc và Việt Nam, nhưng hầu hết đều chỉ còn phần đầu - chúng ta chẳng biết gì về phần cơ thể còn lại của chúng - cho tới giờ," Cái Chí Côn, cựu sinh viên Đại học Bristol, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. "Những hóa thạch mới này thực ngoạn mục, đây là lần đầu tiên chúng ta có được toàn bộ cơ thể của chúng. Nhờ đó chúng ta biết những con cá này có vây cặp kéo dài liên tục, suốt từ phía sau đầu cho tới gần chót đuôi. Đây là một bất ngờ lớn vì loài cá giáp mũ được cho là hoàn toàn không có vây cặp.”

Hóa thạch cáHóa thạch cá Tujia Aspis. Ảnh: khoahocphattrien.vn

Tác giả liên hệ, Giáo sư Donoghue, cho biết, cá Tujia Aspis thổi luồng sinh khí mới vào một giả thuyết cũ từ cả thế kỷ nay về sự tiến hóa của các vây cặp. Đó là giả thuyết ’nếp gấp vây’, cho rằng các chi của động vật có xương sống trên cạn tiến hóa từ vây cặp của cá, có sự giống nhau về cấu trúc/tương đồng về xương ở vây bụng và vây ngực của cá so với chi trước và chi sau của động vật có tứ chi. Nếp gấp vây là nếp gấp dọc theo cơ thể của phôi cá, từ đó phát triển các vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn

"Giả thuyết này rất phổ biến, nhưng nó vẫn thiếu bằng chứng hỗ trợ cho tới bây giờ. Phát hiện ra cá Tujia Aspis làm sống lại giả thuyết này và đối chiếu nó với dữ liệu hiện đại về các kiểm soát di truyền trong sự phát triển phôi của vây ở động vật có xương sống đang tồn tại".

Tác giả liên hệ Chu Mẫn thuộc VPP, Bắc Kinh, cho biết thêm, "Cá Tujia Aspis cho thấy điều kiện nguyên thủy của vây cặp khi lần đầu tiến hóa." Ông cho biết, các nhóm sau đó, chẳng hạn như cá giáp không hàm, cho thấy bằng chứng đầu tiên về sự xuất hiện các vây ngực cơ, trong khi các vây bụng dài bị giảm kích thước thành vây cơ ngắn ở động vật xương sống có hàm, chẳng hạn như trong các nhóm như cá da phiến và cá mập. "Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy dấu tích của các nếp gấp vây trong phôi của cá có hàm, ta có thể thao tác thực nghiệm để tái tạo chúng. Câu hỏi quan trọng là vì sao vây lại phát triển ban đầu theo cách này?"

Mẫu vật ba chiều của Tujia AspisMẫu vật ba chiều của hóa thạch Tujia Aspis. Ảnh: cosmosmagazine.com

Tiến sĩ Humberto Ferron thuộc Đại học Bristol đã sử dụng các phương pháp kỹ thuật tính toán để mô phỏng hành vi của các mô hình cá Tujia Aspis có và không có vây cặp. Đồng tác giả nghiên cứu này cho biết, "Vây cặp của cá Tujia Aspis hoạt động như cánh ngầm, tạo ra lực nâng thụ động cho cá mà không cần lực cơ bắp nào từ chính vây. Các vây bên của cá Tujia Aspis cho phép nó bơi hiệu quả hơn."

Đồng tác giả, Tiến sĩ Joseph Keating thuộc Đại học Bristol, đã mô hình hóa sự tiến hóa của vây cặp. Ông cho biết, "Hóa thạch động vật xương sống không hàm thể hiện các loại vây nhiều tới chóng mặt, điều này đã làm dấy lên cuộc tranh luận rộng rãi về sự tiến hóa của các vây cặp. Các phân tích mới của chúng tôi cho thấy tổ tiên của động vật xương sống có hàm nhiều khả năng sở hữu các nếp gấp vây cặp, chúng tách ra thành các vùng ngực và bụng. Cuối cùng, những chiếc vây nguyên thủy này đã phát triển thành hệ thống cơ bắp và hỗ trợ bộ xương, điều này cho phép tổ tiên loài cá điều hướng bơi tốt hơn và thêm lực đẩy. Thật kinh ngạc khi nghĩ rằng những đổi mới tiến hóa mà ta thấy ở cá Tujia Aspis đã làm nền tảng cho sự vận động của các loài động vật đa dạng như chim, cá voi, dơi và con người."

Báo Khoa học và Phát triển
Đăng ngày 05/10/2022
Phương Anh
Sinh học
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 10:48 02/06/2023

Nhựa sinh học từ rong biển

Đối mặt với vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa thì sự hình thành các giải pháp dần thay thế các vật dụng nhựa khó phân hủy này như sử dụng các vật dụng có nguồn gốc từ thực vật hay hạn chế sử dụng vật dụng nhựa sử dụng 1 lần.

Rong biển
• 10:47 10/03/2023

Nghiên cứu mới về kiểm soát tảo nở hoa

Tảo hay gọi chung là thủy sinh thực vật là một thành phần không thể thiếu trong môi trường nước. Tuy nhiên, tảo cũng như những yếu tố khác, có mặt tốt và mặt xấu.

Tảo nở hoa
• 10:58 17/02/2023

Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản

Các nhà nghiên cứu ở Philippines đã phát triển một loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ rong biển có thể cải thiện lợi nhuận và tính bền vững của động vật thủy sản nuôi.

Rong biển
• 11:19 30/01/2023

7 lợi ích cho sức khỏe của việc ăn cá không phải ai cũng biết

Ăn cá có nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường cơ bắp, giúp cải thiện thị lực cho đến trái tim khỏe mạnh… vì vậy nên ăn cá thường xuyên.

Cá hồi
• 12:19 09/06/2023

Phát hiện cá sấu sinh sản không cần giao phối đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học vừa ghi nhận trường hợp cá sấu sinh sản đơn tính, không qua giao phối đầu tiên trên thế giới tại một sở thú ở Costa Rica.

Cá sấu
• 12:19 09/06/2023

Thu nhập khá với nghề nuôi cá nước ngọt trong lồng

Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi cá nước ngọt trong lồng trên hồ Định Bình, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định phát triển ngày càng mạnh.

Nuôi cá lồng
• 12:19 09/06/2023

Tìm kiếm đối tác kinh doanh trong ngành thức ăn chăn nuôi? Đăng ký Vietstock ngay!

Đối tác kinh doanh có thể giúp chia sẻ trách nhiệm, cung cấp những hiểu biết vô giá và hỗ trợ bạn trong suốt hành trình phát triển. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đối tác phù hợp nói dễ hơn làm, giữa thế giới rộng lớn ngoài kia, thật khó để tìm được người bạn đồng hành phù hợp. Hãy để VIETSTOCK là cầu nối giúp bạn!

Công nghệ mới
• 12:19 09/06/2023

Thông tin mới vụ ném thuốc trừ sâu xuống hồ nuôi tôm để trả thù tình địch

Nghi vợ cũ quan hệ với quản lý hồ tôm, bị can đã ném thuốc trừ sâu làm chết 11,3 tấn tôm trị giá hơn 1,6 tỷ đồng.

Ao tôm
• 12:19 09/06/2023