Phát hiện một loài giáp xác mới ở bờ biển California

Một nghiên cứu được công bố trên tạp trí Zootaxa, thực hiện bởi Đại học Seville - Tây Ban Nha (University of Seville) và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên – Canada (Museum of Natural History), đã mô tả một loài giáp xác nước mặn mới được tìm thấy ở bờ biển California (Mỹ).

Loài giáp xác mới Liropus minusculus
Minh họa con đực và con cái Liropus minusculus. (Ảnh: SINC)

Theo José Manuel Guerra García, tác giả chính, cho biết "Loài mới này khác so với những loài khác trong cùng giống ở u lưng, cũng như ở các chân bò, càng và bụng."

Các nhà khoa học đã đặt tên cho loài mới này là Liropus minusculus dựa trên kích cỡ nhỏ của nó. Con đực có kích thước chỉ khoảng 3,3 mm và con cái 2,1 mm. Việc xuất hiện của loài giáp xác này ở vùng biển phía Bắc Thái Bình Dương cho phép chúng ta hiểu rõ về sự phân bố địa lý và quá trình tiến hóa của loài.

"Những mẫu vật thuộc giống Liropus có thể được tìm thấy ở cả Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Nghiên cứu thành phần loài giáp xác chân khớp là yếu tố quyết định nhằm phân loại loài mới này một cách chính xác và hiểu rõ loài nghiên cứu trong hệ sinh thái và trong các lĩnh vực khoa học ứng dụng khác liên quan đến dự báo sinh học biển, ứng dụng chúng trong nuôi trồng thủy sản, trong chiết xuất các thành phần y dược,…” Guerra García nhấn mạnh.

Hiện nay, chúng ta mới chỉ khám phá được khoảng 5 – 10 % số loài sinh sống trên trái đất, vì vậy việc phân loại là rất cần thiết nhằm xác định sự đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu. Trong vòng 10 năm qua, tiến sỹ Guerra đã phân loại được 8 giống với 62 loài mới thuộc giáp xác chân khớp. Đây chỉ là một ví dụ hiếm thấy trong muôn vàn loài vẫn chưa được khám phá.

Một loài giáp xác chân khớp nhiệt đới khác được phát hiện ở Địa Trung Hải

Một bài báo gần đây cũng đã được xuất bản trên tạp chí “Helgoland Marine Research” đã công bố về sự xuất hiện của một loài giáp xác bản địa ở Brazil, di cư sang bờ biển Tây Ban Nha. "Đây là loài giáp xác chân khớp Paracaprella pusilla," theo Macarena Ros Clemente, tác giả chính của bài báo cho biết. "Hai loài giáp xác Caprella scauraParacaprella pusilla đã được đưa đến bờ biển của Tây Ban Nha. Chỉ có loài đầu tiên được gọi là loài nhập cư, còn P. pusilla hiện nay rất hiếm thấy ở các bờ biển,".

Loài nhập cư phải được chứng minh cả về mặt kinh tế và trong hệ sinh thái sau khi được đưa đến nơi mới. "Nó được đưa đến biển Địa Trung Hải và cùng tồn tại với ngành thủy tức biển trong hệ sinh thái, chúng sống bám vào các mảnh vỡ của thuyền. Việc sống chung với thủy tức tạo điều kiện thuận lợi cho chúng về nơi ở, bắt mồi bởi vì Paracaprella pusilla về cơ bản là loài ăn mồi và sử dụng copepod (một loài giáp xác rất nhỏ) làm thức ăn, copepod sẽ bị bẫy bởi thủy tức," Macarena Ros Clemente cho biết./.

Theo Sciencedaily, 19/10/2013
Đăng ngày 30/11/2013
Nguyễn Dương
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 20:20 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 20:20 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 20:20 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 20:20 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 20:20 27/11/2024
Some text some message..