Phát hiện nhiều chủng virus gây bệnh trên cá rô phi

Ngoài nguy cơ bùng phát dịch bệnh TiLV, hiện nay nghề nuôi cá rô phi đang bị đe dọa bởi nhiều chủng virus khác.

Cá rô phi
Cá rô phi đang bị đe dọa bởi nhiều chủng virus.

Nghề nuôi cá rô phi đã phát triển mạnh hơn 20 năm trở lại đây, có đến hơn 90 nước khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới sản xuất. Nuôi cá rô phi là một mô hình mang tính chiến lược, vừa mang lại nguồn lợi sinh kế cho người lao động vừa cung cấp lượng  lớn protein cho người tiêu dùng, cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước.

Tuy nhiên, đi đôi với nuôi trồng phát triển, mật độ thả cao và chất lượng nước không ổn định có thể khiến cá rô phi bị stress và làm hệ thống miễn dịch của chúng suy yếu. Do đó, dịch bệnh kéo theo là điều không thể tránh khỏi. Nhiều tác nhân nhắm vào mục tiêu là cá rô phi, trong đó virus là một trở ngại lớn. 

Như chúng ta đã biết virus TiLV được phát hiện năm 2014 đã gây ra mối de dọa lớn trong những trại nuôi cá rô phi, thì nay những nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều virus khác gây bệnh tương tự. Các chiến lược đối phó cũng bắt đầu được triển khai cho thấy những virus này có khả năng gây thách thức không nhỏ cho nghề nuôi thương phẩm cá rô phi.

Aquabirnavirus(IPVN) được tìm thấy khắp nơi thế giới, cả nước ngọt và nước biển,  virus sẽ gây hoại tử tuyến tụy trên cá rô phi. Tỉ lệ tử vong khoảng 25%, tuy nhiên chưa rõ về đường truyền của chúng nhưng có tài liệu cho rằng chúng lây truyền được ở cả chiều ngang và chiều dọc từ các thế hệ cho nhau. Virus thường được tìm thấy trên cá khi ghép với bệnh do streptococcus gây ra trên cá rô phi. 

Betanodavirus (VNN), phát hiện năm 2011 ở Thái Lan, đây là một loại virus nhắm vào hệ thần kinh trung ương làm cá mất phương hướng, tỉ lệ tử vong rất cao trong thời gian ngắn tới 90-100%. Virus có thể tấn công trên tất cả giai đoạn sinh trưởng của cá. Các cơ quan của hệ thần kinh cá bị ngưng trệ, hoại tử, cá điên loạn, mất thăng bằng, chán ăn và xuất hiện sắc tố đen trên da.

Một loại virus thường gặp nhất trên ấu trùng cá rô phi là Herpesvirus (TELV) gây viêm não. Các mô não bị tổn thương nghiêm trọng làm cá bơi xoáy và không định hướng, trên da và vây cũng xuất hiện sắc tố đen. Tỷ lệ tử vong lên tới 92-98%. Virus truyền dọc từ cá bố mẹ sang đời con của chúng. Có nghiên cứu chỉ ra rằng virus này có thể lây lan giữa các loài khác nhau khi sống cùng một khu vực.

Bohle virus (BIV) hay Ranavirus được phát hiện tại Úc, với tỷ lệ tử vong tới 100% khi phát sinh bệnh. Triệu chứng của chúng là bơi xoắn ốc, tổn thương nặng ở thận và lá lách. Virus lây lan theo chiều ngang từ cá thể bệnh sang cá thể khỏe thông qua việc cho ăn và dùng chung dụng cụ nuôi. Virus BIV đã có thể phát hiện bằng một phương pháp phân tử chuyên biệt.

Magalocytivirus (ISKNV) gây triệu chứng điển hình là hoại tử thận, lá lách. Virus được tìm thấy ở cả nước ngọt và nước biển. Khi cá bệnh, trong khoang bụng chứa nhiều dịch lỏng, các tế bào máu bị biến dạng, cơ quan nội tạng thiếu máu. Tỷ lệ chết từ 50-75% trong hai tháng. Virus lây theo chiều dọc từ bố mẹ sang con với mức độ cao, thường ghép với các bệnh khác trên cá rô phi gây tình trạng nặng hơn.

Virus thuộc họ Iridoviral phát hiện năm 1998 tại Canada, khi nhiễm cá chui rúc dưới đáy bể, mắt lồi, khu vực quanh mang và dưới hàm bạc màu, nội tạng nhạt, xuất huyết ở gan và hoại tử một vài cơ quan. Chưa có nghiên cứu chi tiết về loài vius này, chỉ có thể xác định chúng thuộc họ Iridoviridae.

Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra lời khuyên nên sử dụng giống từ những nơi uy tín; trong quá trình nuôi nên kiểm tra cá rô phi bằng phương pháp phân tử để phát hiện kịp thời sự xuất hiện của virus và tiêm ngừa với vaccin có hiệu quả dài hạn để phòng dịch bệnh xảy ra.

Tuy nhiên vaccine sẽ tốn một chi phí không hề nhỏ và không thích hợp với cá nhỏ khi chúng chưa phát triển đầy đủ. Bên cạnh đó giới chuyên gia nhận định virus không phải là thách thứ duy nhất với cá rô phi nuôi, ký sinh trùng và vi khuẩn một khi có điều kiện cũng gây thiệt hại đáng kể. Tốt nhất hiện tại là tăng cường nghiên cứu về lĩnh vực di truyền tạo ra gen kháng thể hoặc giúp cá bố mẹ kháng bệnh.

Nên thiết lập một hệ thống giám sát dịch bệnh từ virus trên cá rô phi áp dụng dịch tễ học. Huy động lực lượng cùng các cơ quan địa phương ra sức hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh. Nuôi hướng an toàn sinh học và quản lý chặt chẽ đầu vào và đầu ra của khu vực nuôi. Cơ quan có thẩm quyền cũng nên thông cáo với bà con nuôi cá để có hướng phòng bệnh tốt nhất từ xa.

Đăng ngày 25/11/2019
Hà Tử
Dịch bệnh

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 02:56 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 02:56 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 02:56 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 02:56 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 02:56 17/02/2025
Some text some message..