Phát hiện viên ngọc trai tự nhiên 2.000 tuổi cực hiếm

Các nhà khoa học Australia tuyên bố, họ vừa phát hiện một viên ngọc trai tự nhiên 2.000 năm tuổi cực hiếm trong khi khai quật một di tích của thổ dân bản địa.

viên ngọc trai
Viên ngọc trai tự nhiên 2.000 năm tuổi cực hiếm được tìm thấy ở Australia. Ảnh: Discovery

Theo giáo sư Kat Szabo thuộc Đại học Wollongong, các chuyên gia khảo cổ học đã tìm thấy viên ngọc trai quý hiếm vùi lấp dưới đất khi đang nghiên cứu tại khu di tích trên bờ biển Kimberley ở bang Tây Úc năm 2011. Họ đã mất tới 4 năm sau đó để phân tích và xác định tuổi của viên ngọc thông qua công nghệ không xâm lấn, nhằm tránh làm tổn hại nó.

Kết quả xác định niên đại thông qua cácbon trên lớp vỏ bao quanh hé lộ, viên ngọc khoảng 2.000 năm tuổi. Một trong các nhà nghiên cứu mô tả nó là độc nhất vô nhị, "không thể thay thế được", do nó là viên ngọc trai duy nhất từng được phát hiện ở một di chỉ cổ xưa tại Australia.

Viên ngọc trai có màu hồng - vàng phớt, gần như hình cầu, với đường kính 5mm. Các nhà nghiên cứu tiết lộ, do ngọc trai tự nhiên hình tròn vô cùng hiếm gặp và viên ngọc trai nói trên lại được tìm thấy gần khu trung tâm của ngành công nghiệp nuôi cấy ngọc trai của Australia, nên họ phải chứng minh nó không phải là sản phẩm hiện đại đã bị rơi, rồi chìm lấp dưới đất.

Sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi mô, nhóm nghiên cứu rốt cuộc đã xác định được tuổi thọ của viên ngọc cũng như chứng minh nó là sản phẩm tự nhiên.

Các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng, trai sản sinh ra ngọc từng được sử dụng trong các nghi lễ cầu mưa của các nền văn hóa bản địa. Vỏ trai cũng từng được phát hiện ở sa mạc trung tâm, nằm cách di tích Kimberley hơn 1.500km.

Nhà chức trách dự kiến sẽ cho trưng bày viên ngọc quý hiếm tại Bảo tàng hàng hải Tây Úc vào cuối tháng này.

Theo Discovery, BBC/Vietnamnet, 05/06/2015
Đăng ngày 06/06/2015
Tuấn Anh
Khoa học

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:39 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:39 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:39 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:39 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:39 25/04/2024