Phát hiện virus gây hội chứng sậm màu tăng sinh ở cá hồi

Mỗi mùa hè ở miền Nam nước Đức, Áo và Thụy Sĩ, hàng tấn cá hồi nâu lại bị chết. Một nhóm liên ngành từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM) đã phát hiện ra thủ phạm bí ẩn đang đe doạ cá hồi nâu.

Phát hiện virus gây hội chứng sậm màu tăng sinh ở cá hồi
Ảnh minh họa: nachrichten

Khi bị nhiễm bệnh, trong vòng vài ngày, da của chúng trở nên tối và cá hồi bị chết. Các nhà nghiên cứu và các nhà chức trách đã tìm hiểu nguyên nhân khiến cá hồi chết hàng loạt trong nhiều thập kỷ nhưng họ vẫn không thành công.

Sử dụng các phương pháp phân tích tiên tiến, Giáo sư Ralph Kühn và một nhóm nghiên cứu từ Đại học Kỹ thuật Munich đã xác định được mầm bệnh gây nên hội chứng sậm màu tăng sinh (PDS) ở cá hồi nâu.

Nhà sinh vật học nhớ lại: “Thử thách lớn nhất là xác định một mầm bệnh không ai biết. Ngay từ đầu, nó thậm chí còn không rõ liệu đó là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay độc tố môi trường”.

Mười năm sau, các nhà nghiên cứu đã thiết lập hai trạm thí nghiệm tại sông Iller - một trạm ở thượng nguồn, gần Obersdorf, nơi mà bệnh này chưa xuất hiện; phòng thí nghiệm thứ hai gần Kempten, nơi cá hồi nâu chết mỗi mùa hè.

Tại cả hai trạm, các nhà nghiên cứu đã thiết lập các bể cá được nuôi bằng nước sông. Từ tháng 5 đến tháng 9 họ quan sát cá trong bể cá và lấy mẫu mô và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Các quan sát cho thấy PDS phát triển theo ba giai đoạn. Ban đầu, cá trông khỏe mạnh. Sau đó xuất hiện sự thay đổi các cơ quan nội tạng như gan và thận. Trong giai đoạn thứ ba, da cá hồi màu nâu chuyển sang màu tối và cá hồi chết ngay sau đó. Kühn nói: “Sự tiến triển của căn bệnh này nhanh chóng khiến chúng tôi nghi ngờ rằng PDS là một căn bệnh do virus”.

Để phát hiện virus trong các mẫu, các nhà nghiên cứu đã triển khai một bộ các phương pháp di truyền phân tử hiện đại, được gọi là công nghệ thế hệ tiếp theo. Bộ gien có thể được phân tích một cách chặt chẽ bằng cách sử dụng các phương pháp này.

Đầu tiên, sự tiến triển của bệnh ở cá được đặc trưng ở mức độ phản ứng của gen. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét cá hồi với một phản ứng miễn dịch tương tự để xác định trình tự nucleotide của tất cả các vật liệu di truyền của cá và các tác nhân gây bệnh có thể có của nó.

Các nhà nghiên cứu đã dùng các chương trình máy tính để xác định virus gây bệnh trong cơ sở dữ liệu di truyền khổng lồ này. Thông qua việc xử lý thông tin sinh học sâu hơn, họ đã xác định thành công các bộ phận của cấu trúc di truyền của mầm bệnh và so sánh chúng với các cấu hình của các virus đã biết.

Kết quả thủ phạm gây nên cái chết của cá hồi nâu là một reo virus Nó liên quan đến virus lây nhiễm bệnh cho cá hồi ở Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương với thiệt hại kinh tế đáng kể.

Trong bước tiếp theo, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ phát triển virus trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu tại sao nó chỉ xảy ra ở một số khu vực của các con sông Alpine và thương mại cá toàn cầu tạo điều kiện cho sự lây lan của bệnh ở mức độ nào.

Xem báo cáo đầy đủ trên: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6197672/

Nguyễn Minh Thu - Mard.gov
Đăng ngày 24/12/2018
Sciencedaily
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 16:14 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 16:14 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 16:14 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 16:14 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 16:14 28/03/2024