Phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản Lâm Đồng

Để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cần khai thác, phát huy hơn nữa các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai để tăng hiệu quả sản xuất, hạn chế tối đa tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ao cá
Người dân đang thu hoạch cá. Ảnh: alyssa-tan.medium.com

Sản lượng thủy sản đạt khoảng 9.330 tấn

Thống kê đến hết năm 2021, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Lâm Đồng khoảng 2.350 ha. Sản lượng thủy sản toàn tỉnh Lâm Đồng ước đạt khoảng 9.330 tấn, trong đó gồm 8.080 tấn cá truyền thống ở các hồ chứa nhỏ (cá mè hoa, chép, trắm cỏ, rô phi, lươn, ếch, ba ba) và 1.265 tấn cá nước lạnh nuôi lồng bè trên hồ chứa tập trung (cá tầm, cá hồi). Địa bàn nuôi trồng tập trung chủ yếu các huyện Lâm Hà (939 ha), Bảo Lâm (274 ha), Đức Trọng (257 ha), Cát Tiên (gần 203 ha), Đam Rông (175 ha), Di Linh (131 ha), Đơn Dương (66,5 ha), Đạ Tẻh (63 ha) và thành phố Bảo Lộc (134,4 ha). 

Cụ thể, với cá truyền thống được nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến chiếm khoảng 83% diện tích mặt nước, 17% còn lại nuôi thâm canh và bán thâm canh; cá nước lạnh chủ yếu nuôi thâm canh và ứng dụng công nghệ cao. Toàn tỉnh Lâm Đồng có 34 cơ sở nuôi cá trên 444 lồng bè (thể tích gần 30.000 m3), trong đó chiếm 67% số lồng bè nuôi cá tầm tập trung trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Khu Du lịch Vườn quốc gia Cát Tiên và các hồ đập lớn nằm dọc sông Đồng Nai. Ngoài ra, còn có 42 cơ sở nuôi cá tầm, cá hồi với thể tích khoảng 128.560 m3 trong bể xi măng, ao lót bạt tại huyện Lạc Dương, huyện Đam Rông và thành phố Đà Lạt.

Cá tầmAo nuôi cá tầm

Bên cạnh đó, tổng thể tích ao hồ ương dưỡng cá giống khoảng 8.320 m3, tập trung phần lớn trên địa bàn huyện Lạc Dương, Đam Rông, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, đạt sản lượng hàng năm khoảng 30 triệu con, trong đó cá nước lạnh khoảng 4,3 triệu con. Riêng tổng sản lượng thủy sản khai thác tại các hồ chứa, đập, sông suối tự nhiên khoảng 264 tấn vào năm 2021, trong đó gồm 225 tấn cá, 22,5 tấn tôm và 16,5 tấn thủy sản khác.

Thị trường tiêu thụ các loại cá truyền thống Lâm Đồng chiếm phần lớn tại hệ thống chợ xã, chợ huyện và chợ tỉnh thông qua các đầu mối trung gian tại địa phương. Riêng đối với các nước lạnh, một số doanh nghiệp vừa đầu tư nuôi thương phẩm, vừa chế biến dòng sản phẩm cao cấp có hiệu quả kinh tế lớn là trứng cá đen khoảng 1,5 tấn /năm. “Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh Lâm Đồng đang hoạt động khá hiệu quả từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, cung ứng thức ăn và tổ chức thị trường tiêu thụ theo kế hoạch hàng năm. Một số chủ trì liên kết vừa phát triển nuôi thương phẩm vừa bao tiêu sản phẩm cho các trang trại cá nước lạnh, cung ứng ổn định trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ”, theo đánh giá của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng. 

Cần điều tra, đánh giá toàn diện về nguồn lợi thủy sản

Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện 3 đề tài nghiên cứu nuôi thử nghiệm cá trắng châu Âu; nghiên cứu tác nhân gây bệnh do ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn trên cá giống và trứng cá hồi, cá tầm; nghiên cứu tác nhân gây bệnh là virus trên cá giống của cá hồi và cá tầm. Riêng Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai 7 mô hình với 19 hộ tham gia nuôi thủy sản đối tượng mới như: cá hô, cá ét mọi, cá chài..., mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương thức nuôi truyền thống từ 20 - 30%. 

Cho cá ănNgười dân đang cho cá ăn dưới ao

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá chung của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, sản lượng thủy sản của tỉnh vẫn ở mức thấp so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên nói riêng và trong cả nước nói chung. Nguyên nhân do trình độ kỹ thuật của phần lớn người nuôi trồng thủy sản còn thấp, lại gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư, hình thức nuôi chủ yếu quảng canh và quảng canh cải tiến, dẫn đến năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế hạn chế so với tiềm năng, lợi thế về các điều kiện ưu đãi của thiên nhiên về khí hậu, diện tích mặt nước, nguồn lao động dồi dào ở địa phương… 

Để đảm bảo việc sản xuất, cung ứng sản phẩm thủy sản theo nhu cầu thị trường ngày càng phát triển, lưu giữ các giá trị về đa dạng tài nguyên thủy sản quý hiếm có giá trị khoa học và ý nghĩa kinh tế, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng các vùng nước tự nhiên, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cần thực hiện điều tra, đánh giá toàn diện về nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên địa bàn, qua đó hoạch định và triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển chiến lược, đạt hiệu quả cao hơn

Trung tâm Khuyến Nông Lâm Đồng
Đăng ngày 09/09/2022
Văn Việt
Nuôi trồng

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:00 17/01/2025

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 11:30 16/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 07:03 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 07:03 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 07:03 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 07:03 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 07:03 19/01/2025
Some text some message..