Do sự thiếu hụt khẩu phần ăn cân bằng cho cá biển ở Ác-hen-ti-na, Chương trình Sinh học Thí nghiệm và Nuôi trồng thủy sản (MARI) của Viện Nghiên cứu và Phát triển Thuỷ sản Quốc gia (INIDEP) đã sản xuất khẩu phần ăn riêng cho các thử nghiệm trên cá tráp và cá bơn tại Quy mô phòng thí nghiệm và theo cách thức thủ công từ năm 1997.
Những khẩu phần ăn này có nhược điểm là làm ô nhiễm nguồn nước của các hệ thống tuần hoàn (RAS) khi tiếp xúc với môi trường lỏng. Việc sản xuất thức ăn dạng viên và dạng chất dẻo là các phương pháp được sử dụng trên khắp thế giới để tạo nên các loại thức ăn ổn định khác nhau, trong đó có cả thức ăn cho cá biển.
Một số thử nghiệm đã được thực hiện tại INIDEP với thức ăn dạng dẻo với sự hợp tác của các công ty tư nhân, nhưng vẫn chưa đưa vào sản xuất trên quy mô thương mại do không có nhu cầu tại địa phương.
Vì những lý do này, và để tiếp tục giai đoạn vỗ béo cá cam con sinh ra trong tình trạng nuôi nhốt trong những tháng cuối cùng tại INIDEP, người ta cần xây dựng và tạo ra một loại thức ăn thích hợp đối với cả đặc điểm tự nhiên của cá (thức ăn dạng dẻo ổn định trong nước cho giai đoạn vỗ béo ở mật độ cao trong hệ thống tuần hoàn), cũng như phù hợp với các đặc điểm dinh dưỡng của thức ăn đối với các loài cá đã đề cập (các yêu cầu cụ thể về protein, lipid và carbohydrate).
Các nhà nghiên cứu từ hai trung tâm đã cùng nhau sản xuất ra 100 kg thức ăn đầu tiên có kích thước 3mm.
Sau khi tiến hành khảo sát thư mục về các sản phẩm thương mại và các ấn phẩm khoa học về dinh dưỡng của S. lalandi, các nhà nghiên cứu INIDEP đã xác định một công thức cơ bản gồm khoảng 50% protein, 14% chất béo và 17% carbohydrate. Từ công thức này, và với các thành phần có sẵn trong thị trường địa phương, hai công thức đã được xác định: một là thường xuyên dựa trên bột cá, và công thức khác có sự thay thế một phần của bột cá.