Phát triển nghề nuôi cá nước ngọt tại Bình Định

Bình Định là một tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ có 160 hồ lớn nhỏ với trên 5.000 ha diện tích mặt nước. Nghề nuôi cá nước ngọt tỉnh Bình Định phát triển chủ yếu ở hình thức nuôi quảng canh hồ chứa và nuôi cá ao đất.

Cá chình
Các hộ dân tham quan ao nuôi cá chình. Ảnh – NTN

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định. Bên cạnh những giống cá truyền thống, nhiều giống cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như cá thát lát, cá chạch đồng, cá rô đầu vuông,… đã được người dân đưa vào nuôi nhằm đa dạng hóa loài nuôi, đồng thời bổ sung sản phẩm hàng hóa đa dạng cho người nông dân.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Định, tính đến tháng 8 năm 2022, diện tích nuôi cá nước ngọt trong tỉnh khoảng 1.300 ha. Trong đó: Diện tích nuôi cá quảng canh hồ chứa 1.250 ha và diện tích nuôi cá ao 50 ha. Đa số các hồ chứa trong tỉnh thả cá nuôi dưới dạng quảng canh, năng suất thấp, nhiều hồ chứa chưa  được quan tâm phát triển nuôi cá như hồ Đồng Quan, Hà Nhe và nhiều hồ chứa nhỏ khác.

Trước thực trạng đó, Trung tâm Khuyến nông Bình Định cũng đã có nhiều giải pháp để phát triển nuôi cá nước ngọt tại các địa phương có tiềm năng như Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Hoài Ân, An Lão,... Thông qua các mô hình trình diễn cũng như các buổi tọa đàm trực tiếp để nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như tháo gỡ vướng mắc, giải đáp khó khăn cho các hộ nuôi cá trong tỉnh. Trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2022, Trung tâm cũng đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn như nuôi cá nước ngọt như cá rô đầu vuông trong ao đất, cá thát lát lồng bè, cá chạch đồng, nuôi cá chình trong ao đất… Đa số các mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng đúng nguyện vọng của các hộ nuôi. Tuy nhiên vẫn có nhiều khó khăn trong việc nhân rộng và phát triển, điển hình là tìm đầu ra cho các sản phẩm. Việc thương lái ép giá, đầu ra không ổn định cũng đã phần nào làm cho các hộ nuôi cá hoang mang.

Ông Lê Văn Thành, hộ dân nuôi cá lâu năm tại huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Đa số các hộ nuôi cá trên địa bàn đều có kinh nghiệm cũng như được hướng dẫn kỹ thuật từ các cơ quan chuyên môn, nuôi cá có sản lượng nhưng đầu ra thì chưa có hoặc chưa ổn định. Nhiều khi cá đạt kích cỡ thương phẩm thì không có thương lái thu mua hoặc bị ép giá. Bà con chúng tôi mong các cơ quan chuyên môn giúp đỡ để yên tâm hơn trong việc nuôi cá. 

Theo ông Nguyễn Văn Chinh, chuyên viên Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Thạnh: Hiện nay vẫn có một số hộ nuôi cố tình bán phá giá, làm lợi cho tiểu thương nhưng lại hại cho các hộ nuôi còn lại. Vì vậy, trong thời gian đến, các cơ quan chuyên trách của huyện sẽ làm việc với các hộ nuôi, cùng nhau tìm cách tháo gỡ và có giải pháp phát triển đồng bộ nghề nuôi cá nhằm mang lại hiệu quả lâu dài, lợi ích bền vững.

Cá thát látPhát triển nghề nuôi cá thát lát lồng bè trên hồ chứa tại Bình Định. Ảnh – NTN 

Nắm bắt được nguyện vọng của các hộ dân, trong thời gian sắp tới, Trung tâm Khuyến nông sẽ nhân rộng nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế, là cầu nối gắn kết tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ nuôi và doanh nghiệp, giúp các hộ nuôi yên tâm hơn trong việc tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm, góp phần phát triển nghề nuôi cá nước ngọt bền vững hơn. 

Ông Trần Quang Nhựt, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, chia sẽ: Việc tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi từ khâu cải tạo ao nuôi đến khâu thả giống và chăm sóc quản lý sẽ quyết định đến hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện vùng nuôi, thị hiếu thị trường và đặc biệt phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi hộ dân là hết sức cần thiết. Đồng thời, Trung tâm Khuyến nông sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ các hộ dân để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt tại các địa phương trong tỉnh.

Đăng ngày 15/09/2022
NTN @ntn
Nuôi trồng

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 17:09 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 17:09 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 17:09 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 17:09 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:09 22/01/2025
Some text some message..