Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam ước đạt 9 tỷ USD, tăng 8,4%. Mục tiêu của toàn ngành thủy sản là sẽ cán mốc 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2019. Để thực hiện mục tiêu này, đã có sự vào cuộc mạnh mẽ của người chăn nuôi, chính quyền và đặc biệt là các doanh nghiệp sở hữu chuỗi giá trị khép kín.
Việt Nam sở hữu tổng diện tích mặt nước trên 1,7 triệu hecta trong đó hơn 1,0 triệu hecta được dùng để nuôi trồng thủy sản. Đó là một lợi thế rất lớn, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp đủ tiềm lực tham gia khai thác lợi thế này với các hình thức nuôi trồng thủy sản khác nhau để tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cao và an toàn cho xuất khẩu. Điều đó đã thu hút khối doanh nghiệp tham gia nuôi trồng, tạo nên chuỗi liên kết bền vững chính là hướng đi chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam trong các năm tiếp theo để tạo động lực cho xuất khẩu.
Tập đoàn Mavin là một trong số ít các doanh nghiệp hưởng ứng chính sách phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản. Năm 2018, Mavin xin cấp phép và đã được phê duyệt triển khai dự án nuôi trồng thủy sản xuất khẩu tại khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình, thuộc xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, trên diện tích 100 ha mặt nước, dự án này có khả năng cung cấp đến 10.000 tấn cá rô phi, điêu hồng mỗi năm.
Ông David John Whitehead, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mavin cho biết, dự án này ứng dụng công nghệ nuôi lồng tròn Na Uy, mỗi lồng có thể tích 2.000m3 và cung cấp tới 50 tấn cá/lồng. Sản phẩm thủy sản của Mavin tại Dự án này cũng đã được cấp chứng nhận VietGap (VICAS 042-PRO-0021) vào đầu tháng 01/2019.
Thực tế, sản phẩm cá lòng hồ được rất nhiều nhà nhập khẩu ưu ái do nuôi cá tại lòng hồ Hòa Bình đáp ứng tiêu chuẩn về độ sâu, môi trường nước sạch, điều kiện sinh thái tự nhiên cho chất lượng cá vượt trội, thơm ngon không hề có mùi bùn, ruột sạch.
“Kết hợp điều kiện tự nhiên lý tưởng với quy trình và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến, các sản phẩm thủy sản của Mavin tại hồ Hòa Bình sẽ góp phần tạo ra sản phẩm thủy sản tốt, chất lượng vượt trội đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu”, Chủ tịch Mavin chia sẻ.
Sau tỉnh Hòa Bình, Mavin đang tiến hành làm việc với tỉnh Tuyên Quang để xin cấp phép dự án nuôi cá tại lòng hồ Na Hang – Tuyên Quang với diện tích khai thác 400 ha.
Hồ có diện tích 100 ha mặt nước, quy mô 100 lồng Na Uy
Là một trong số ít các doanh nghiệp tại Việt Nam sở hữu chuỗi giá trị khép kín “Từ Nông trại tới Bàn ăn”, Mavin đã đầu tư một nhà máy chế biến thực phẩm tại Hà Nam với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm.
Dự kiến tại đây, các hoạt động liên quan đến chế biến thủy sản sẽ được triển khai đặc biệt là các sản phẩm cá phi-lê của Mavin nhằm gia tăng giá trị cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Mavin. Mục tiêu của Tập đoàn này là sẽ chính thức xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào năm 2019.
Không chỉ mạnh dạn triển khai các dự án nuôi cá nước ngọt quy mô lớn, Tập đoàn Mavin cũng đang từng bước triển khai các dự án nuôi cá biển, với khởi đầu là một dự án nuôi cá biển quy mô rộng hàng nghìn ha mặt biển tại tỉnh Kiên Giang.
Tại đây, Tập đoàn dự kiến sẽ thực hiện một tổ hợp hoàn chỉnh từ sản xuất thức ăn thủy sản, sản xuất giống, chăn nuôi cá biển và nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu. Các loại cá được nuôi trồng tại dự án biển này có giá trị kinh tế cao và lần đầu tiên được doanh nghiệp tham gia nuôi trồng như cá chẽm, cá chim vây vàng….
Hiện với mục tiêu khuyến khích nuôi trồng thủy sản và tạo chuỗi giá trị bền vững, Bộ Nông nghiệp đã có các Nghị định 98 về khuyến khích liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và các hợp tác xã, Nghị định 57 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Trong đó, Nhà nước đóng vai trò cung cấp công nghệ sản xuất các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao; Doanh nghiệp cung cấp quy trình chăn nuôi còn các Địa phương đóng góp về cơ sở nuôi trồng, chính sách chăn nuôi. Đó là các mắt xích để tạo nên một chuỗi đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Một chính sách đầu tư cởi mở, thông thoáng sẽ là điều kiện tuyệt vời để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành thủy sản. Đặc biệt, các địa phương cũng cần chú trọng và ưu tiên các Dự án ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng, chế biến.
Công nghệ không những làm tăng hiệu quả chăn nuôi mà còn đảm bảo đầu ra sản phẩm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu chặt chẽ của nhà nhập khẩu về an toàn, dinh dưỡng, truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
Xu hướng tiêu dùng thủy sản của thế giới đã thay đổi theo hướng tăng yêu cầu về tính bền vững, sức khỏe và dinh dưỡng, ngành thủy sản Việt Nam cũng cần ưu tiên cho các yếu tố này nếu muốn thúc đẩy xuất khẩu, điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng việc ứng dụng công nghệ cao, quy trình chăn nuôi chặt chẽ”.
Ông David, Chủ tịch Mavin.
Tập đoàn Mavin đầu tư vào lĩnh vực thủy sản từ cuối năm 2017, tiên phong ứng dụng các công nghệ nuôi trồng tiên tiến như: công nghệ nuôi cá lồng tròn Na Uy, công nghệ nuôi cá IPA (được hiểu là công nghệ sông trong ao). Mavin cũng có công nghệ chọn giống tiên tiến và nguồn cá bố mẹ nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia, Philipin, Thái Lan và Hungary….
Trung tâm nuôi trồng thủy sản này có khả năng cung cấp 10.000 tấn cá rô phi, điêu hồng mỗi năm