Trong hệ sinh thái ao nuôi tôm cua, cỏ năn tượng giúp ổn định nhiệt độ nước, lọc các chất bẩn như phân tôm, xác bả các loại động - thực vật trong ao. Từ đó giúp hạn chế sự ô nhiễm ao nuôi, mang lại hiệu quả tôm cua sạch, ít bệnh, hạn chế được vấn đề tôm chết.
Những năm đầu chuyển đổi con tôm cua có sức hấp dẫn đối với nông dân bởi hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ gia đình nhanh chống giàu lên nhờ trúng tôm cua nhưng chỉ được vài năm thì đất đai bị suy thoái, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra làm cho năng suất thủy sản nuôi giảm sút. Thấy được nguy cơ tìm ẩn nhiều nông dân đã mạnh dạng chuyển đổi trồng cỏ năn tượng kết hợp với nuôi tôm cua trên đất nhiễm phèn mặn, đặc biệt là vùng ven biển.
Cỏ năn tượng (Scirpus littoralis Schrad) hay còn gọi là hến biển là một loại cỏ thuộc họ lác phân bố chủ yếu trong các đầm lầy vùng ven biển ĐBSCL, mọc nhiều ở vùng đất Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu,...chúng mọc tự nhiên bằng hạt trôi theo nước hoặc từ gốc mùa trước. Chúng có khả năng chịu được độ mặn trong nước lên đến 20 phần ngàn và ngập sâu đến 0,5m. Ra hoa khoảng đầu tháng 11 - 12 và rụi dần khoảng tháng 3 - 4. Trong hệ sinh thái tự nhiên của đầm lầy ven biển, chúng là cây tiên phong phát triển trên nền bùn nhão.
Năn tượng mang lại hiệu quả tôm cua sạch, ít bệnh, hạn chế được vấn đề tôm cua chết
Cỏ năn tượng có khả năng lọc sinh học, tự lấy oxy trong tự nhiên đưa xuống bộ rễ, trời nắng gắt chừng nào thì cỏ năn tượng "tự hành” tạo oxy cho nước có mùi hăng chừng ấy. Một số nhà khoa học cùng nông dân nghiệm chứng ở những vùng cỏ năn tượng tự nhiên sinh sôi ngoài đồng tại Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…, chúng có khả năng làm sạch nguồn nước, tạo môi sinh tốt cho tôm, cua, cá… một cách phù hợp, giúp ổn định nhiệt độ nước và làm giảm các chất ô nhiễm do thức ăn tôm dư thừa gây ra, do đó làm tăng nồng độ khí oxy, có khả năng hấp thu kim loại nặng như Mn, Ni, Cu, Zn và Pb ,...tùy theo mô hình nuôi thủy sản của người dân, nhất là phù hợp mô hình nuôi quảng canh hoặc để cải thiện môi sinh của thủy vực.
Theo ông Bùi Hồng Dân ở xã Định Thành A, huyện Đông Hải, Bạc Liêu có chia sẽ “ trước đây gia đình tôi nuôi tôm thì đất bùn bị đen thúi, nước ao xấu làm cho tôm chết thường xuyên. Rút kinh nghiệm tôi mạnh dạng trồng cỏ năng tượng. Rễ cây ăn sâu rút hết đi chất dơ của đáy ao từ đó không còn bị đen và thúi nữa và tôm không còn chết”. Còn theo ông Nguyễn Hoàng Anh bí thư chi bộ ấp Lưng Chim, xã Định Thành A, huyện Đông Hải, Bạc Liêu cho rằng “ theo kinh nghiệm nuôi tôm của tôi, khi trồng cỏ năn tượng thì chỉ giữ 1/4 diện tích cỏ. Hằng năm thì tỉa thưa bằng dụng cụ đẩy để tỉa. Thân cỏ năng tượng thì được giữ lại để làm phân bón hữu cơ cho ao tôm”.
Những điều trên cho thấy nông dân đã kết hợp nuôi tôm cua sau vụ năn tượng mang lại hiệu quả tôm cua sạch, ít bệnh, hạn chế được vấn đề tôm cua chết. So với các mô hình trước như tôm thâm canh hay tôm - lúa thì ổn định hơn. Như một vụ lúa trước đây tốn chi phí nhân công, máy cày xới, phân thuốc trừ sâu…, nếu được mùa tính ra còn lời khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/công. Trong khi trồng năn tượng không tốn phân bón, thuốc trừ sâu, chỉ cần canh nước không ngập đọt ngọn cỏ, thu 2 tấn tươi/công (1.000m2), phơi khô còn 1 tấn.
Mô hình trồng năng tượng kết hợp nuôi tôm trên đất nhiễm phèn mặn đã cho ta thấy được những hiệu quả đáng kinh ngạc
Mỗi vụ năn tượng trồng sau 4 tháng sẽ cho thu hoạch mua sử dụng làm nguyên liệu đan giỏ (sản phẩm thủ công mỹ nghệ) xuất khẩu.Trung bình 7 - 8kg năn tươi sau khi phơi thu 1 kg năng khô. Giá năn tượng tươi khoảng 600 - 700 đồng/kg, sau khi phơi khô là 8.000 - 10.000 đồng/kg (tùy vị trí xa hay gần điểm thu mua). Tính bình quân cho thu nhập 6 - 8 triệu đồng/công, tính gộp chung thu 3 đợt là 18 - 24 triệu đồng/công/năm. Từ đó, nông dân đỡ cực công hơn gấp nhiều lần trồng lúa.
Như vậy, với mô hình trồng năng tượng kết hợp nuôi tôm trên đất nhiễm phèn mặn đã cho ta thấy được những hiệu quả đáng kinh ngạc từ mô hình, bao gồm giảm được chi phí sản xuất, phòng bệnh được cho tôm cua mà còn nâng cao sinh kế cho người dân vùng ven biển đem lại sức sống mới cho vùng đất phèn mặn. Hướng nông dân theo hướng “thuận thiên” phù hợp với xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu trong thời gian tới.