Phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp và đốm trắng trên tôm nuôi

Hiện nay một số địa phương trong tỉnh đang chuẩn bị cho vụ nuôi tôm nước lợ năm 2019. Để vụ nuôi thành công, ngành chuyên môn thông tin đến bà con một số giải pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh cho tôm nuôi, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh đốm trắng.

Phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp và đốm trắng trên tôm nuôi
Xử lý nước trong ao lắng trước khi chuyển sang ao nuôi.

Năm 2018, Sóc Trăng có 13.373 ha diện tích tôm nuôi bị thiệt hại, trong có đến 22,88% diện tích bị bệnh hoại tử gan tụy cấp, 22,4% diện tích bị bệnh đốm trắng, còn lại do các yếu tố môi trường. Tính đến cuối tháng 2/2019, diện tích thả nuôi tôm nước lợ trên toàn tỉnh được trên 1.700 ha. Ngay từ đầu vụ bà con nuôi tôm chuẩn bị kỹ từ khâu cải tạo, quản lý các yếu tố đầu vào, chăm sóc quản lý môi trường ao nuôi... Trong giai đoạn cao điểm nắng nóng, những thời điểm giao mùa bà con càng chủ động hơn trong phòng chống bệnh Hoại tử gan tuỵ cấp và bệnh đốm trắng. Theo ông Lý Văn Hải, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu nói: “Năm 2018 vừa rồi khó nuôi mà giá tôm cũng bấp bênh. Năm nay tính nuôi lại bằng ao bạc nhưng vì còn lo ngại về thời tiết và dịch bệnh”.

Từ đầu năm 2019 đến nay do thời tiết và điều kiện môi trường còn chưa phù hợp nên để chuẩn bị cho vụ nuôi mới, người dân ở Vĩnh Châu chủ yếu thực hiện các khâu cải tạo đầu vụ như sửa ao, bón vôi, lấy nước.... Trong đó khâu lấy nước để xử lý vẫn gặp nhiều khó khăn do độ mặn trong môi trường tự nhiên còn thấp, dao động ở mức 2%o. Dự báo trong thời gian tới thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, dẫn đến tôm dễ cảm nhiễm với mầm bệnh, nhiều hộ nuôi đã chủ động giải pháp phòng trừ theo phương thức nuôi khép kín. “Trong hợp tác xã có Ban kỹ thuật truyền đạt lại cho các thành viên về quy trình nuôi tôm theo dạng khép kín, nuôi nước trước khi nuôi tôm. Nuôi 1 ao, thì ao lắng khoảng 2-3 ao. Mình nuôi nước trước rồi xử lý men vi sinh trong ao lắng sẵn sàng mới chuyển sang ao nuôi”, ông Ngô Thanh Tuấn, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, chia sẻ.

Lịch thả giống tôm nước lợ năm 2019 của thị xã Vĩnh Châu dự kiến là từ ngày 1/4 đến 30/9/2019. Bà con nuôi tôm cần lưu ý tuân thủ lịch thời vụ của địa phương, chỉ thả giống khi thời tiết thuận lợi, các yếu tố môi trường ổn định, phù hợp đối với tôm nuôi. Từ đầu năm đến nay, công tác phòng chống dịch bệnh cho tôm nuôi tại thị xã được triển khai quyết liệt, hệ thống giám sát dịch bệnh được thiết lập và hoạt động hiệu quả, tuy nhiên bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng… vẫn còn xảy ra. Để phòng bệnh hiệu quả phải quản lý các yếu tố môi trường trong ao nuôi như: pH, độ kiềm, nhiệt độ, oxy hoà tan, khí độc…. thật tốt, tránh biến động lớn và điều chỉnh nằm trong giới hạn cho phép. Theo ông Nhan Trung Nghĩa, Phó trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã Vĩnh Châu thì: Bệnh hoại tử gan tụy cấp gây bệnh trên cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng. Nhìn chung, bệnh này xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu vào giai đoạn nắng nóng nhiệt độ cao. Ông Nhan Trung Nghĩa nhấn mạnh: "Đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp, bà con nuôi tôm phải lưu ý, đây là bệnh do vi khuẩn Vibrio có mang gen độc lực cao gây ra. Vì vậy biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh đó là quản lý tốt mật số vi khuẩn Vibrio trong ao. Bà con có thể sử dụng đĩa môi trường TCBS hoặc đĩa môi trường Chrome - Agar để xét nghiệm mật số vi khuẩn Vibrio”.

bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử cấp, bệnh tôm, phòng bệnh tôm, nuôi tôm,

Cải tạo và loại bỏ các vật trung gian có thể ảnh hưởng đến tôm nuôi.

Để phòng bệnh đốm trắng cho tôm nuôi, khi chuẩn bị ao cần loại bỏ hết các vật trung gian như cua, còng, tôm, tép… Vét sạch bùn đáy, rải vôi, phơi khô đáy ao 15 đến 20 ngày. Sử dụng lưới ngăn chim, rào lưới xung quanh bờ ao, sử dụng riêng dụng cụ cho từng ao sẽ giúp hạn chế lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi. Trong quá trình nuôi: hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, nên cấp qua ao lắng đã xử lý; khi cấp nước vào ao nuôi cần lọc qua túi lọc nhiều lớp, để ngăn trứng và ấu trùng của giáp xác; quản lý tốt các yếu tố môi trường, khí độc… đồng thời tăng cường bổ sung khoáng, dinh dưỡng cho tôm (Vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa nâng cao sức đề kháng) nhất là vào những thời điểm giao mùa hoặc có mưa kéo dài; kiểm tra thường xuyên màu sắc, khả năng bắt mồi, tình trạng sức khỏe của tôm để kịp thời phát hiện và xử lý. Trường hợp tôm mắc bệnh đốm trắng thì nước ao tôm bệnh phải được xử lý bằng Chlorine 30 kg/1000m3 hoặc hóa chất có công dụng tương đương, sau 12 ngày mới được xả ra ngoài môi trường; tuyệt đối không sử dụng các loại dụng cụ như chài, thau đựng thức ăn… của ao có tôm bệnh cho các ao tôm khỏe mạnh; khi đã chăm sóc ao tôm bị bệnh đốm trắng thì phải cách ly, hạn chế qua lại hoặc chăm sóc ao tôm khỏe mạnh trong cùng thời điểm; có biện pháp hạn chế các loại động vật trung gian truyền lây mầm bệnh từ ao tôm bị bệnh sang ao tôm khỏe.

Theo dự báo của đài khí tượng thuỷ văn Sóc Trăng, ngay đầu năm 2019 độ mặn xâm nhập vào vùng của sông Hậu và sông Mỹ Thanh. Đồng thời hiện nay đang vào cao điểm mùa khô, nắng nóng từ cuối tháng 3 đến tháng 5, từ giữa tháng 5 sẽ bắt đầu mùa mưa. Đây là những thời điểm thời tiết bất lợi hoặc có sự biến động lớn về môi trường nên dịch bệnh rất dễ xảy ra.

Xem thêm: Chiến lược kiểm soát bệnh đốm trắng trên tôm

Kinh nghiệm phòng EMS và WSSV trên tôm

THST
Đăng ngày 20/03/2019
Ngọc Thơ - Bình Trọng
Dịch bệnh

Gỡ khó trong kiểm soát cá tầm nhập khẩu

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát việc nhập khẩu cá tầm, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và đang phối hợp, đề nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải pháp kiểm soát ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Cá tầm Việt Nam
• 07:00 18/05/2021

Siết chặt nhập khẩu cá tầm

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và chủng loại.

• 10:57 25/02/2021

Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu tôm hùm sang Việt Nam

Ngành tôm hùm Mỹ đang tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu để bù đắp cho những thiệt hại của thị trường Trung Quốc và Việt Nam được xem là một trong những thị trường triển vọng của ngành hàng này.

Tôm hùm alaska
• 14:26 02/12/2019

Trung Quốc tăng 10% thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Mỹ

Theo tờ tin South China Morning Post, Trung Quốc đã tăng thuế bổ sung từ 25% lên 35% đối với cá hồi, cá tuyết, tôm hùm, mực và cá minh thái Alaska của Mỹ. Biện pháp áp đặt thuế mới nhất này được Trung Quốc đưa ra trong cuộc chiến thương mại kéo dài 14 tháng với Mỹ, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9/2019. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ miễn thuế đối với nguyên liệu NK để chế biến và tái xuất.

Trung Quốc tăng 10% thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Mỹ
• 13:30 23/09/2019

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 17:55 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 17:55 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 17:55 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 17:55 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 17:55 24/04/2024