Phòng bệnh tổng hợp cho thủy sản nuôi trong vụ hè

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi.

ao nuôi tôm
Chú ý tăng sức đề kháng cho vật nuôi và giảm nguy cơ môi trường ao trong mùa hè.

Chống ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao nuôi

Xác định chính xác khẩu phần thức ăn và cho ăn nhiều bữa trong ngày là biện pháp cần thiết để giảm chất thải hữu cơ trong ao nuôi thông qua giảm lượng thức ăn dư thừa và thức ăn bị phân giải ngoài môi trường nước ao.

Thường xuyên dùng chế phẩm vi sinh có thể ổn định tảo và giảm chất hữu cơ trong ao nuôi một cách từ từ nhưng lại rất có hiệu quả. Mặt khác, cần hạn chế dùng kháng sinh và hóa dược, bởi nếu dùng thường xuyên, thuốc có thể tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao, giảm quá trình chuyển hóa lượng chất hữu cơ lơ lửng và lắng tụ ở đáy ao.

Chống xói lở bờ ao và chống nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao cũng là biện pháp cần thiết. Việc dùng bạt che phủ bờ ao nuôi tôm cũng nhằm đạt được mục đích này. Nguồn nước lấy vào ao phải qua lắng lọc, đặc biệt cần thiết khi nuôi ở các vùng cửa sông, nơi có hàm lượng lớn phù sa trong nước.

Áp dụng các mô hình nuôi ghép, nuôi luân canh và nuôi tổng hợp có thể giúp người nuôi quản lý môi trường thích hợp và bền vững.

Quản lý độ trong

Độ trong của nước nuôi thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của sinh vật phù du có trong ao. Khi độ trong quá thấp, thường do tảo phù du phát triển quá dày, làm các chỉ số pH, DO biến động rất lớn gây sốc cho thủy sản nuôi trong ao. Ngược lại khi độ trong cao, hàm lượng oxy thường thấp và tảo đáy có nguy cơ bùng phát mạnh, cạnh tranh không gian hoạt động và oxy về ban đêm, gây sốc cho tôm cá. Độ trong của nước ao nuôi tôm sú tốt nhất là 30 - 40cm. Để có độ trong thích hợp và ổn định, người nuôi cần:

- Dùng phân hữu cơ, vô cơ, vi sinh để gây màu nước trước khi thả nuôi.

- Định kỳ dùng vôi CaCO3 hay CaMg(CO3)2 để ổn định pH và độ cứng trong ao nuôi thủy sản nước mặn nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của tảo phù du trong suốt vụ nuôi.

- Dùng chế phẩm vi sinh (EM) cung cấp thường xuyên và đầy đủ muối dinh dưỡng và CO2 cho tảo phát triển ổn định.

- Khi độ trong quá thấp do tảo phù du phát triển mạnh, cần thay một phần nước hoặc tắt máy sục khí cho tảo dồn vào góc ao theo chiều gió, dùng formol nồng độ 4 - 10 ppm diệt bớt tảo tại góc ao đó, sau đó lại vận hành máy quạt nước trở lại bình thường.

Quản lý độ mặn

- Trong ao nuôi, sau các cơn mưa lớn kéo dài, độ mặn có sự phân tầng, do vậy cần thiết phải thay nước tầng mặt và lấy nước tầng đáy để ổn định độ mặn, tránh gây sốc cho thủy sản nuôi.

- Sử dụng nguồn nước ngọt tại chỗ để giảm độ mặn trong các ao nuôi thủy sản vào mùa khô, mùa có độ mặn cao, nhiều khi lên đến 50‰.

Quản lý pH

pH nước tăng cao hay xuống thấp không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thủy sản nuôi mà còn gây chết khu hệ thủy sinh trong ao, gây tàn tảo và tác động xấu tới môi trường, sức khỏe thủy sản. pH nước ao còn ảnh hưởng đến tính độc của các loại khí NH3 và H2S tới đời sống của thủy sản nuôi.

Trong các ao nuôi tôm, khi pH cao vượt giới hạn cho phép, có thể dùng đường cát (sucrose) rắc xuống ao cũng có thể làm giảm pH do hoạt động lên men đường của các vi sinh vật. Khi khẩn cấp, có thể dùng một số loại acid hữu cơ phun xuống ao để giảm pH khi cần thiết.

Quản lý lượng khí ammoniac (NH3)

Sự tồn tại của khí NH3 trong hệ thống nuôi trồng thủy sản hoàn toàn bất lợi cho đời sống của vật nuôi. Có thể ức chế quá trình đào thải NH3 và ứ đọng NH3 trong cơ thể dẫn đến đầu độc sinh vật nuôi. Trường hợp nặng có thể gây chết, nhẹ có thể gây sốc, làm tăng lượng NH3 trong máu, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, gan tụy và thần kinh. Để quản lý hàm lượng NH3 trong ao, tránh những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe của thủy sản nuôi, cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh trong các ao nuôi thâm canh, chu kỳ nuôi dài để giảm hàm lượng nitơ dư thừa trong nước ao.

- Ổn định pH nước ao trong giới hạn 7,5 - 8,5 (nước mặn) để kìm hãm sự chuyển đổi giữa các dạng khác nhau của nitơ.

- Có thể định kỳ dùng một số thuốc sát trùng có tính oxy hóa cao để khử một lượng khí độc sản sinh ra trong ao nuôi (Iodine, BKC, H2O2…).

Khi cần thiết và điều kiện cho phép, cần thay nhanh nước ao bằng nguồn nước mới để giảm khẩn cấp hàm lượng NH3 trong ao nuôi.

Quản lý khí sulfua hydro (H2S)

Để tránh hiện tượng tôm cá bị sốc hay chết do H2S, trong nuôi trồng thủy sản có một số biện pháp sau:

- Tăng cường hoạt động đảo nước, sục khí để H2S có thể thoát ra ngoài.

- Khi nuôi tôm cá tại những rừng ngập mặn, cần vét hết chất thải, bùn sau mỗi chu kỳ nuôi, đầm nén kỹ đáy ao.

- Khi có dấu hiệu tôm cá bị ngộ độc do H2S, có thể thay nước khẩn cấp để cứu đàn vật nuôi, sau đó tìm cách khử nguồn gốc sinh ra loại khí độc này.

Khoa học phổ thông
Đăng ngày 18/06/2021
G.Minh
Dịch bệnh

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 00:33 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 00:33 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 00:33 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 00:33 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 00:33 19/11/2024
Some text some message..