Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
Tôm càng xanh

Vì vậy, bệnh trên tôm càng xanh cũng ngày càng xuất hiện nhiều, gây nguy hiểm, khó khăn trong việc điều trị và gây thiệt hại kinh tế. Trong đó có bệnh trắng đuôi ở tôm càng xanh (WTD) gây chết với tỷ lệ cao và chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây nhiễm ở tất cả các giai đoạn tôm nuôi.

Bệnh này xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc và Đài Loan. Tại Việt Nam, tuy chưa nghiên cứu nhiều về bệnh này, nhưng cũng đã có những thông báo ở các trại sản xuất giống, bệnh đuôi trắng xuất hiện ở ấu trùng và tỷ lệ chết rất cao.


Tác nhân 

Bệnh trắng đuôi là bệnh gây ra bởi vius Macrobrachium rosenbergii Nodavirus (MrNV), có hình khối 20 mặt, không có vỏ bao, đường kính 25nm và virus siêu nhỏ (XSV) có hình khối 20 mặt, đường kính 15mn. Chúng gây ra dạng trắng sữa trong ấu trùng/hậu ấu trùng, gây ra tỷ lệ chết lớn trong tôm càng nước ngọt M.rosenbergii.

Triệu chứng

Sự xuất hiện màu trắng đục ở phần đuôi là dấu hiệu lâm sàng nổi bật, do đó bệnh được đặt tên là bệnh trắng đuôi. Tỷ lệ chết là 100% sau 2 – 3 ngày kể từ ngày phát hiện các dấu hiệu lâm sàng.

Tôm postlarvae tôm thường kém ăn, xuất hiện màu trắng đục ở phần bụng. 

Tôm lờ đờ, giảm ăn, phần cơ bụng chuyển sang mờ đục ở giai đoạn ấu trùng và ở tôm thương phẩm. Phần đục này dần lan rộng ra toàn thân và dẫn đến hoại tử phần đuôi khi tôm bị bệnh nặng. Đã có những trường hợp tôm bị bệnh nặng khi quan sát cho thấy hoàn toàn mất hẳn phần đuôi. 

Phần đầu ngực gia tăng kích thước lớn gấp đối so với kích thước ban đầu. Trong các trại ương giống khi tôm nhiễm bệnh tỷ lệ chết lên tới 100%.

Phòng bệnh

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Trên thực tế không có nghiên cứu nào được tiến hành trong kiểm soát và phòng ngừa WTD. Tuy nhiên, các biện pháp phòng bệnh thích hợp như theo dõi đàn giống và hậu ấu trùng, việc quản lý tốt có thể giúp ngăn ngừa WID trong các hệ thống nuôi.

Người nuôi có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, cụ thể như: 

- Lựa chọn nguồn tôm bố mẹ tốt, đảm bảo khỏe mạnh, sạch bệnh; 

- Chuẩn bị ao nuôi thật kỹ trước mỗi vụ nuôi như cải tạo ao, vệ sinh, diệt khuẩn;

- Nguồn nước nuôi phải sạch, không bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt,…; 

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các yếu tố môi trường nước nuôi, tránh để ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường nuôi; 

- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm nuôi để tăng cường sức đề kháng,…

Ngoài ra, người nuôi cần tuân thủ áp dụng các biện pháp phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi. Đối với trại sản xuất giống, cần phải thường xuyên kiểm tra đuôi tôm bố mẹ trước khi cho sinh sản.

Đăng ngày 21/01/2024
NTN @ntn
Dịch bệnh

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 07:26 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 07:26 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 07:26 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 07:26 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 07:26 19/11/2024
Some text some message..