Phú Yên Kiên quyết di dời lồng bè thủy sản tự phát

Phú Yên yêu cầu phải di dời toàn bộ lồng bè thủy sản tự phát vào cuối năm 2019 và sẽ cưỡng chế dỡ bỏ các lồng bè sau thời điểm này.

Phú Yên Kiên quyết di dời lồng bè thủy sản tự phát
Quá tải nuôi thủy sản bằng lồng bè trên vịnh Xuân Đài, TX Sông Cầu - Ảnh: PV

Năm 2019, Luật Thủy sản có hiệu lực thi hành. Các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý, bao gồm cả việc nuôi trồng thủy sản ngoài vùng quy hoạch sẽ phải chấm dứt. Do đó, việc di dời những lồng bè thủy sản ngoài vùng quy hoạch đang được tỉnh Phú Yên triển khai quyết liệt.

Từ Đà Nẵng vào Vũng Rô đã nhiều năm nay, bè nuôi tôm hùm của anh Doãn Thanh Tài - là một trong số ít những bè tôm hùm lớn nhất khu vực vịnh Vũng Rô, với 210 lồng nuôi, tương ứng khoảng 21.000 con tôm hùm. Sau thời gian nuôi từ 8 đến 10 tháng một vụ, trung bình anh Tài thu lãi khoảng 70 đến 100 triệu đồng.

Anh Doãn Thanh Tài nói: “Ở Vũng Rô, trú bão rất tốt. Nếu tới chỗ khác thì bà con lại bắt đầu lại từ đầu, phải tìm chỗ ăn ở sinh hoạt và đầu tư lại từ đầu, nên sẽ rất khó ổn định”.

Từ chỗ hơn 200 hộ nuôi ban đầu là người dân thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, thả nuôi vào những năm 2000 đến năm 2016, số lồng bè thủy sản tại đây đã tăng lên khoảng 5.000 lồng. Những hộ nuôi từ huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu cũng đến đây thả nuôi và phần lớn là nuôi tự phát.

Năm 2016, UBND tỉnh Phú Yên đã cho huyện Đông Hòa quy hoạch tạm thời 100 hecta tại khu vực Vũng Rô để bố trí cho 146 bè với hơn 3.380 ô lồng của các hộ nuôi thủy sản. Đến hết tháng 10/2018, các hộ phải tự tháo dỡ hoặc di chuyển lồng bè, hoàn trả mặt nước cho cảng Vũng Rô.

“Nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập rất đáng kể. Bởi vậy, khi di dời lồng bè cũng mong các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho bà con có một ngành nghề thích hợp với môi trường biển”, ông Nguyễn Nhân, Trưởng thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa nói.

Đến thời điểm này, tại khu vực được quy hoạch làm cảng biển Vũng Rô, vẫn còn hơn 500 lồng bè thủy sản thả nuôi. Tỉnh Phú Yên yêu cầu phải di dời toàn bộ lồng bè thủy sản tự phát tại khu vực này vào cuối năm nay. Ông Võ Đình Tiến, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết, cùng với biện pháp tuyên truyền, vận động người dân chủ động di dời từ nay đến cuối năm, UBND huyện Đông Hòa có kế hoạch hỗ trợ và sẽ cưỡng chế dỡ bỏ các lồng bè thủy sản còn thả nuôi sau thời điểm này.

“Do tính tự phát trong nuôi trồng thủy sản trước đây. Hiệu quả nuôi trồng thủy sản rất là tốt. Cho nên việc cần thiết sắp tới là bà con phải biết định hướng của tỉnh, của huyện. Trong đó, thực hiện chuyển đổi nghề cho phù hợp. Phải có thời gian cho bà con. Đến mốc thời gian đấy, thì huyện và tỉnh sẽ làm việc đấy, cho bà con biết kế hoạch đấy để di dời đảm bảo”, ông Tiến cho hay.

VOV - Miền Trung
Đăng ngày 25/04/2019
Đặng Dự
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 23:25 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 23:25 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 23:25 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 23:25 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:25 17/11/2024
Some text some message..