Phương pháp phát hiện nhanh bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)

Đây là một một phương pháp phát hiện nhanh bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở tôm, được phát triển bởi nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM và Viện Pasteur.

Tôm thẻ
Tôm ở phía dưới bị nhiễm AHPND và con ở trên bình thường. Ảnh: globalseafood.org

Năm 2013, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở tôm nuôi được xác định là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, vi khuẩn này mang plasmid mã hóa gen gây. Plasmid có kích thước khoảng 70 kbp, plasmid có chứa các gen mã hóa tương đồng với gen độc tố thuộc loài Photorhabdus, gen mã hóa độc tố (Photorhabdus insect-related - Pir) này có tên là PirA và PirB.  

Gen độc tố này có thể được truyền từ loài vi khuẩn Vibrio này sang loài vi khuẩn Vibrio khác. Hiện nay, đã có nhiều loài Vibrio được phát hiện mang gen độc tố như V. harveyi, V. campbellii, V. punensisV. owensii

Trước đây thông qua các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chủng V. parahaemolyticus gây bệnh AHPND không thể truyền qua tôm nhiễm bệnh đã được đông lạnh.  

Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu khác cho rằng gen độc tố pirA/B của V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính được phát hiện trong tôm đông lạnh nhập khẩu từ các nước đến Hàn Quốc.  

Bên cạnh đó, nhóm tác giả này đã tiến hành thử nghiệm chứng minh khả năng lây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) liên quan đến vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus của tôm đông lạnh được trữ ở -80°C. 

Bệnh có thể xuất hiện ở các giai đoạn phát triển của tôm và đây được coi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với ngành nuôi tôm. Hiện nay, bệnh này có nhiều phương pháp để chẩn đoán, bao gồm dựa vào dấu hiệu lâm sàng, phương pháp mô học, phương pháp PCR phát hiện nhanh AHPND với nhiều quy trình khác nhau, LAMP.  

Ở mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên cần có những phương pháp phát hiện sớm và chính xác là mục tiêu cần được đáp ứng.

LFIASử dụng kỹ thuật miễn dịch theo dòng LFIA – lateral flow immunoassay

Nghiên cứu hiện tại là nghiên cứu đầu tiên sử dụng kỹ thuật miễn dịch theo dòng (LFIA – lateral flow immunoassay) sử dụng kháng thể đa dòng được tạo ra để phát hiện nhanh đồng thời cả protein PirAvp và PirBvp.  

Que thử LFIA dựa trên nguyên tắc của sandwich ELISA. Kháng thể đa dòng được liên hợp với hạt keo vàng hoạt động như yếu tố nhận biết sinh học và được phủ lên màng cộng hợp.  

Kháng thể đa dòng được kết hợp với keo vàng đóng vai trò là yếu tố nhận dạng sinh học và được phủ lên miếng đệm liên hợp. Kháng thể kháng Pirvp, kháng thể kháng PirBvp của thỏ và kháng thể IgG của dê được phun riêng biệt lên màng nitrocellulose để tạo thành hai vạch thử nghiệm và một vạch đối chứng tương ứng.  

Sự xuất hiện của các dải màu đỏ ở vạch đối chứng và vạch thử nghiệm cho thấy kết quả dương tính. Một dải màu duy nhất ở khu vực kiểm soát cho thấy kết quả âm tính. Giới hạn phát hiện của LFIA được tìm thấy là 125 ng, với kỹ thuật này có thể phát hiện bằng mắt thường trong vòng 15 phút. Không có phản ứng chéo được quan sát thấy với VPnon-AHPND (vi khuẩn không gây bệnh AHPND).  

Hơn nữa, độ nhạy và độ đặc hiệu của LFIA lần lượt là 94,0% và 98,0%. Dải thử nghiệm được phát triển có thể là một công cụ để chẩn đoán AHPND sớm và tại ao nuôi để phát hiện nhanh chóng AHPND mà không cần chuyên môn cao phục vụ cho công tác theo dõi và kiểm soát bệnh cho các vùng nuôi tôm hiện nay. 

Quy trình test bệnhQue thử phát hiện nhanh độc tố gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Ảnh: fbb.hcmus.edu.vn

Như vậy, đây là kết quả bước đầu và làm tiền đề để có thể phát triển thành sản phẩm thương mại, hiện nay trong nước và cả trên thế giới đều chưa có loại que thử phát hiện AHPND nào được thương mại hóa.  

Điều này rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính đối với mẫu tôm trong trại giống hay ngoài ao nuôi cũng như các mẫu tôm đông lạnh một cách chính xác và nhanh chóng.  

Đăng ngày 08/02/2023
Hồng Huyền @hong-huyen
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 08:43 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 08:43 24/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 08:43 24/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 08:43 24/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 08:43 24/01/2025
Some text some message..