Protein sinh học có thể thay thế cho kháng sinh trong nuôi tôm không?

Sử dụng protein sinh học thay thế kháng sinh trong nuôi tôm là một giải pháp hữu hiệu để đối phó với vấn đề lạm dụng kháng sinh và bảo vệ sức khỏe con người cũng như môi trường tự nhiên trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Kháng sinh tôm
Minh họa hiện trạng sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: rynanaquaculture.com

Kháng sinh “Thần dược trị bệnh”- con dao 2 lưỡi cho ngành thủy sản Việt Nam 

Kháng sinh - "thần dược trị bệnh" dùng để chữa bệnh tôm trước giờ đã được nhiều người biết đến, nhưng tại sao lại gọi kháng sinh là con dao 2 lưỡi?  

Tại Việt Nam, tình trạng lo sợ về vi khuẩn đa kháng thuốc (AMR) đang trở nên ngày càng nghiêm trọng trong ngành nuôi tôm. Một nghiên cứu mới đây đã tiến hành trên 360 trang trại nuôi tôm thuộc 7 tỉnh đã làm nổi bật một thực tế đáng lo ngại: 24% trong số các trang trại này đã báo cáo việc sử dụng kháng sinh.

Trong số những trang trại này, có tới 83% đã sử dụng kháng sinh để điều trị tôm khi chúng mắc bệnh, trong khi phần còn lại sử dụng kháng sinh để phòng ngừa bệnh. Điều đáng chú ý là nhiều người nông dân trong những trang trại này thường dựa vào lời khuyên từ nông dân gần trại hoặc đại lý thuốc mà mua thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, họ thường không hiểu rõ về các khía cạnh quan trọng như liều lượng, thời gian ngừng sử dụng, và tác dụng phụ của những loại kháng sinh mà họ sử dụng. Điều này tạo ra một tình trạng đáng báo động về chất lượng tôm mà còn có thể góp phần vào tình trạng gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Tác hại kháng sinhMối nguy hại của sử dụng kháng sinh một cách thiếu trách nhiệm. Ảnh: Sciencedirect

Vào năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên toàn cầu. Trái ngược với nhiều quốc gia phát triển vẫn có thể sử dụng kháng sinh thế hệ đầu một một cách hiệu quả, Việt Nam đã phải dự đến sử dụng các loại kháng sinh thế hệ 3 và 4. Điều này thể hiện tình trạng nghiêm trọng về sự gia tăng kháng thuốc tại nước ta. 

Hệ quả nghiêm trọng của sự gia tăng kháng kháng sinh tại Việt Nam 

Sử dụng kháng sinh không theo mục tiêu điều trị, không kiểm soát liều lượng và lượng thức ăn thừa chứa kháng sinh đã tạo ra môi trường không mong muốn trong ngành nuôi tôm. Điều này đã tạo cơ hội cho các vi sinh vật tiếp xúc với kháng sinh và dẫn đến sự gia tăng đề kháng kháng sinh của chúng. 

Chẳng hạn, vi khuẩn loại Aeromonas spp. thường được phát hiện trong môi trường nuôi trồng thủy sản và đã phát triển khả năng kháng lại với các loại kháng sinh như ampicillin và amoxicillin. Một số chủng Aeromonas hydrophila còn có khả năng mang gen mã hóa cho "bơm" AheABC, giúp chúng loại bỏ kháng sinh ra khỏi tế bào vi khuẩn. Điều này tạo ra tình trạng kháng kháng sinh trong vi khuẩn. 

Lo ngại hơn, các gen kháng thuốc từ vi khuẩn gây bệnh trên cá, tôm, các động vật thủy sản có thể truyền sang các vi khuẩn gây bệnh trên người như Escherichia coli. Các nghiên cứu đã xác định một số vi khuẩn gây bệnh trên người như E. coli, Salmonella, Shigella và Vibrio spp. tồn tại trong 13 sản phẩm tôm chế biến sẵn trên thị trường. Điều này đồng nghĩa rằng người tiêu dùng khi tiêu thụ các sản phẩm tôm này có thể tiếp xúc với các vi khuẩn kháng kháng sinh. 

Việc gen kháng thuốc có thể lan truyền trực tiếp hoặc gián tiếp sang các vi khuẩn gây bệnh trên người, tạo ra thách thức trong việc điều trị các bệnh trên người ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung.

Thị trường nước ngoàiSố người tử vong do siêu vi khuẩn nhờn thuốc vào năm 2050 (triệu người). Ảnh: AMR Review

Nhiều hệ quả của việc sử dụng kháng sinh không kiểm soát trong các ngành như trồng trọt, chăn nuôi và y tế đã làm AMR của Việt Nam ngày càng tăng cao. Sự gia tăng này đã làm cho việc chữa bệnh trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong ngành nuôi trồng thủy sản. 

Trong bối cảnh này, nâng cao sức đề kháng tự nhiên của tôm trở thành ưu tiên cấp thiết. Thay vì cứ phải lạm dụng kháng sinh để điều trị và phòng ngừa bệnh thì tại sao chúng ta không lựa chọn nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên cho tôm, để chúng có thể tăng thêm khả năng chống chọi với các vi khuẩn và virus gây bệnh. Việc này không chỉ giúp ngăn chặn sự lan truyền sự kháng thuốc mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản.   

Protein sinh học có kích thích hệ miễn dịch và có thể thay thế kháng sinh không? 

Protein sinh học là một thành phần quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh của ngành nuôi tôm. Hệ miễn dịch của tôm, dù cơ chế còn khá đơn giản những cũng đóng vai trò giống như hệ miễn dịch của con người, chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác. Khi tôm tiếp xúc với các mầm bệnh tiềm ẩn trong môi trường nước, hệ miễn dịch của chúng phải phát triển khả năng phát hiện và tiêu diệt các mầm bệnh này. 

Protein sinh học có khả năng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của tôm thông qua một loạt các cơ chế. Khi protein này được tiêu thụ bởi tôm, nó cung cấp các yếu tố dinh dưỡng quan trọng như amino acid và nucleotide. Các thành phần này không chỉ làm nguồn năng lượng cho tôm mà còn hỗ trợ quá trình phát triển và sự hoạt động của các tế bào miễn dịch. 

Hơn nữa, protein sinh học có thể kích thích sự hoạt động của các tế bào miễn dịch, như tế bào bạch cầu. Sự kích thích này giúp tăng cường khả năng phát hiện và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus. Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể tôm, hệ miễn dịch được kích thích để tiến hành các phản ứng như thực bào, melanin hóa hoặc hình thành thể bao để tấn công và loại bỏ mầm bệnh. 

Các nhà nghiên cứu tin rằng việc sử dụng chất kích thích miễn dịch sẽ mang hiệu quả tích cực vì chúng kích thích các phản ứng miễn dịch của tôm từ khi còn ở giai đoạn ấu trùng. Các chất kích thích miễn dịch có lợi vì chúng không có tác dụng như các kháng thể miễn dịch thích ứng hoặc miễn dịch do vắc-xin, chúng có khả năng kích hoạt phản ứng tổng thể có thể phát hiện và loại bỏ bất kỳ mầm bệnh nào. 

Tóm lại, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm đang gặp khó khăn do tăng cường kháng kháng sinh và kháng kháng thuốc. Lựa chọn thay thế sử dụng các chất kích thích miễn dịch có thể giúp tôm tăng cường khả năng chống lại những vi khuẩn và virus gây bệnh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp thêm những biện pháp làm sạch ao và môi trường nuôi như: dọn sạch hoàn toàn và phơi khô ao nuôi tôm, sử dụng các chất oxy hóa và khử trùng đáy ao sau mỗi chu kỳ nuôi. Điều này sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh và các sinh vật trung gian tiềm ẩn.  

Cần lưu ý rằng việc gia tăng kháng thuốc kháng sinh (AMR) ở Việt Nam là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm và giải quyết. Việc sử dụng chất kích thích miễn dịch có thể là một phần trong việc giảm sự phụ thuộc vào kháng sinh trong nuôi tôm và giúp bảo vệ sức khỏe của con người cũng như sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản.

Đăng ngày 12/09/2023
Anyn @anyn
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 15:15 26/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 15:15 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 15:15 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 15:15 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 26/12/2024
Some text some message..