Protein thủy phân nguồn dinh dưỡng cho tôm

Hiện nay, protein thủy phân (protein hydrolysate), hay đạm thủy phân từ phụ phẩm chế biến, giết mổ… được coi là nguyên liệu chức năng (functional ingredients) là một trong những sản phẩm chế biến sâu có hàm lượng kỹ thuật cao nhất trong số các sản phẩm được tạo ra để phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Tôm thẻ
Protein thủy phân từ phụ phẩm có thể được sử dụng làm nguồn protein trong khẩu phần ăn cho tôm thẻ

Protein thủy phân là một dung dịch được tạo ra bằng cách thủy phân một protein thành các amino acid và chuỗi peptide thành phần của nó. 

Có nhiều cách để tạo dung dịch này, cách phổ biến nhất vẫn là đun thật lâu với acid hydrochloric (HCl). Đôi khi cũng sẽ dùng enzyme thủy phân như protease tuyến tụy để xúc tác phản ứng thủy phân tự nhiên. 

Công nghệ thủy phân đạm bằng enzyme được áp dụng để giải quyết triệt để các nguồn phụ phẩm từ quá trình chế biến thủy sản, các vấn đề về rác thải môi trường; đem lại hiệu suất cao cũng như tốn ít năng lượng hơn so với phương pháp nghiền nấu, phơi sấy phụ phẩm truyền thống trước đây. 

Công nghệ này có nhiều ưu điểm và hiệu quả hơn vì có thể kiểm soát được khả năng phân cắt các mạch protein cụ thể ở mức độ phân tử, tạo ra các chuỗi peptide mạch ngắn giàu hoạt tính sinh học cùng các axit amin tự do. Hơn nữa, phương pháp này hạn chế sử dụng các hóa chất, ít làm biến đổi các axit amin trong thành phẩm, giảm tối đa việc hình thành độc tố gây ô nhiễm môi trường.

Sản phẩm cuối của quá trình thủy phân phụ phẩm cá tạo ra các axit amin tự do và các di-, tri- và oligopeptide. Quá trình thủy phân này làm giảm kích thước của các peptide và tăng số lượng nhóm cacboxyl của axit amin, do đó cấu trúc protein được đơn giản hóa nhằm tăng chức năng sinh học của protein. 

Các axit amin thiết yếu có ý nghĩa quan trọng trong nhiều hoạt động sinh học của cơ thể vật nuôi như cấu tạo thành phần tế bào, chất mang ôxy hay CO2 và là đơn vị tích trữ cấu thành nên protein, carbohydrates, khoáng, các vitamin và nước. 

Ngoài ra, các peptide mạch ngắn giàu hoạt tính sinh học dễ dàng hấp thu và đồng hóa bởi dịch tiêu hóa của động vật so với protein thông thường. 

Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều tiềm năng của peptide hoạt tính sinh học bao gồm: Tăng cảm giác ngon miệng, chống ôxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm và tăng đáp ứng miễn dịch bẩm sinh dựa trên khối lượng phân tử của các peptide khác nhau. Đạm cá thủy phân có thể được sản xuất ở dạng lỏng hoặc dạng bột và chứa một tỷ lệ lớn các peptide nhỏ từ 2 – 20 axit amin. Sản phẩm đạm cá thủy phân này đang được ứng dụng cho các ngành sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi và phân bón chất lượng cao.

Đạm cá

Đạm cá thủy phân có thể được sản xuất ở dạng lỏng hoặc dạng bột và chứa một tỷ lệ lớn các peptide nhỏ từ 2 – 20 axit amin

Protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm và gan lợn có thể được sử dụng làm nguồn protein trong khẩu phần ăn cho tôm thẻ chân trắng, dựa trên khả năng tiêu hóa cao và lượng axit amin thiết yếu tốt, tương tự như bột cá, thường được sử dụng làm nguồn protein chính của tôm. Chế độ ăn tối đa để tôm tăng trưởng tốt hơn là thay thế 24% protein bột phụ phẩm từ cá hồi, tức là bao gồm 4,8% sản phẩm thủy phân protein của phụ phẩm gia cầm và gan lợn trong khẩu phần ăn.

Ngoài ra, protein thủy phân lông gà có thể được đưa vào khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng với tỷ lệ lên tới 6%, thay thế một phần bột cá. Việc này không làm thay đổi thành phần cơ thể của tôm thẻ chân trắng trong giai đoạn ương dưỡng, nghĩa là chúng đáp ứng được các yêu cầu dinh dưỡng của tôm và có thể được sử dụng mà không ảnh hưởng đến chất lượng và thành phần của tôm. 

Hoạt động của các enzyme carbohydrase (amylase, cellulase, maltase, sucrase) mà nghiên cứu chứng tỏ được khả năng của tôm trong việc thích ứng với các chế độ ăn khác nhau và hưởng lợi từ nhiều loại carbohydrate khác nhau, chẳng hạn như các chất phụ gia có trong dịch thủy phân (maltodextrin). Bên cạnh đó, số lượng tế bào máu không bị thay đổi, do đó chỉ ra rằng các chất thủy phân được thử nghiệm không có tác dụng kích thích miễn dịch.

Như vậy, một số protein thủy phân có hoặc không có chất phụ gia có thể được sử dụng để thay thế một phần bột cá trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng trong giai đoạn ương dưỡng hay nuôi thương phẩm, giúp duy trì hiệu suất tăng trưởng, phúc lợi, thành phần và hoạt động của enzyme tiêu hóa. 

Hơn nữa, đã có nhiều nghiên cứu báo cáo về đặc tính chống ôxy hóa, kháng khuẩn của thủy phân trên động vật thủy sản. Điều này sẽ mở ra cơ hội mới cho việc phát triển các chiến lược an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí để ngăn ngừa và giảm thiểu nhiều dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Đăng ngày 06/06/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Nguyên liệu

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 09:27 10/09/2024

Công thức sử dụng một số thảo dược kháng bệnh cho tôm

Sử dụng chiết xuất thảo dược để tăng cường miễn dịch và kiểm soát bệnh cho tôm nuôi được biết đến từ lâu, và hai năm qua các chuyên gia ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện chương trình Đổi mới sáng tạo tôm Mekong tập trung nghiên cứu đưa ra một số công thức cụ thể.

Tôm thẻ
• 12:02 09/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 20:07 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:07 28/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 20:07 28/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 20:07 28/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 20:07 28/09/2024
Some text some message..