ISSF cho biết bản tuyên bố này sẽ được trình bày tại cuộc họp khoa học của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC) sắp tới.
Restrepo cho biết: “Trong nhiều năm, đã có các cuộc thảo luận về cách quản lý tốt nhất các nghề cá FAD”.
FADs, hoặc các thiết bị dẫn dụ cá, là những kết cấu thu hút các loại cá ngừ nhiệt đới và nói chung khiến việc đánh bắt cá hiệu quả hơn so với việc tìm kiếm các đàn cá bơi tự do thuộc nhóm cá di cư.
Restrepo chỉ ra rằng cá ngừ không bị đánh bắt bằng FAD đã được chào hàng cho những người tiêu dùng quan tâm đến sự bền vững như một sự lựa chọn tốt hơn so với cá ngừ bị đánh bắt bằng FAD. Ông lưu ý: Tuy nhiên, trong một chuyến đánh bắt hoặc trong một giai đoạn của năm, hầu hết các tàu biển sử dụng lưới vây cung cấp hơn 60% sản lượng khai thác cá ngừ thế giới đều có cơ hội tìm kiếm các đàn cá bơi tự do cũng như sử dụng FAD trong đánh bắt cá ngừ, đưa những phân biệt thị trường này thành câu hỏi.
Ông Restrepo cho biết: “Nếu mục tiêu bao quát là điều chỉnh thành công và bền vững tất cả các nghề cá ngừ của thế giới, liệu chúng ta không nên xem xét và quản lý tất cả các nghề đánh bắt cá bằng lưới vây như vậy chứ không chỉ hình thức đánh bắt bằng FAD? Câu hỏi được đặt ra là: Làm sao để quản lý bền vững một nghề cá sử dụng lưới vây với tất cả các hoạt động và chiến lược khai thác thành phần của nó?”.
Restrepo lập luận rằng việc đánh giá tính bền vững nghề cá sử dụng lưới vây nên dựa trên ba yếu tố:
Thứ nhất, tác động đến các loại cá ngừ mục tiêu cần được tính đến. Restrepo cho biết: “Một nghề cá sử dụng lưới vây được quản lý tốt hoặc bền vững duy trì trữ lượng cá ngừ mục tiêu xung quanh các mức mục tiêu. Và nếu một trữ lượng cá ngừ bị đánh bắt quá mức thì sẽ có một chương trình phục hồi lại, với lịch trình rõ ràng và các cột mốc quan trọng”.
Vào năm 2015, sản lượng cá ngừ của WCPO từ việc tìm kiếm các đàn cá bơi tự do, với khối lượng 1 triệu tấn, lớn hơn 32% so với việc đánh bắt bằng FAD. Restrepo lưu ý: “Tuy nhiên, có điều còn quan trọng hơn khối lượng đánh bắt: Điều quan trọng là FAD đã đánh bắt cá ngừ mắt to gấp 3,4 lần, đây được coi là đánh bắt quá mức trong khu vực này”.
Restrepo cho biết: Để quản lý nghề cá bền vững, các bên trong cuộc họp thường niên của WCPFC năm nay phải nhất trí về các biện pháp quản lý cá ngừ mắt to - thiết lập các giới hạn FAD, thời gian/khu vực cấm khai thác, và/hoặc sản lượng đánh bắt hoặc các hạn chế nỗ lực đánh bắt hoặc - và ở mức mục tiêu đối với cá ngừ vây vàng.
Thứ hai, cần phải đánh giá tác động đối với các loài không phải là mục tiêu và các hệ sinh thái và thứ ba là hệ thống quản lý.
“Một nghề đánh bắt cá bằng lưới vây được quản lý tốt và bền vững cũng duy trì sản lượng đánh bắt không mong muốn các loài ở trên các giới hạn sinh học và đảm bảo rằng các sản lượng đánh bắt này không cản trở việc phục hồi các loài đánh bắt không mong muốn ở dưới những giới hạn đó. Ngoài ra, nghề cá chủ động giảm thiểu các tác động môi trường rộng lớn hơn bằng cách thu lại FADs nhằm ngăn chặn ngư cụ ma, và sử dụng các thiết bị dẫn dụ cá FAD không bị vướng vào lưới và phân huỷ được”.
Trong WCPO, tỷ lệ sản lượng đánh bắt không mong muốn cho nghề cá sử dụng FAD và nghề cá không sử dụng FAD chênh nhau gấp ba lần (1,1%, so với 0,3%). Tuy nhiên, sự chênh lệch này là nhỏ so với các nghề cá khác.
Các nghề cá đánh bắt cá ngừ nhỏ và cá có vảy - một số trong đó được tiêu thụ, không bị loại bỏ - chiếm 75% lượng đánh bắt. Khoảng 90% trong số 100-200 con rùa biển bị đánh bắt mỗi năm được thả ra còn sống và trong điều kiện tốt.
Restrepo cho biết cá mập và cá đuối, chiếm khoảng 20%, đang được quan tâm nhiều hơn bởi vì chúng có khả năng bị đánh bắt quá mức cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết số lượng bị đánh bắt là thấp hơn ở các nghề cá sử dụng lưới vây và FAD so với các ngư cụ khác.
“Với những động thái này, để bảo vệ các loài bị đánh bắt không mong muốn và các hệ sinh thái biển không hề đơn giản Nhưng một số phương pháp đã được chứng minh - chẳng hạn như tránh các điểm nóng cá mập, sử dụng các phương pháp thực hành tốt nhất để xử lý và thả các loài bị đánh bắt không mong muốn, sử dụng các FAD không bị vướng vào lưới và thu lại các FADs đã tồn tại”.
Hiện tại, những tàu đánh cá bằng lưới vây có thể áp dụng các phương pháp này một cách tự nguyện, bất kể quyết định của WCPFC. Các thử nghiệm FAD bền vững có thể phân huỷ được cũng đang được tiến hành, và các đội tàu đánh cá cần cộng tác với nghiên cứu này.
Một nghề đánh bắt cá bằng lưới vây được quản lý tốt hoặc bền vững sử dụng kết hợp các cơ chế giám sát và kiểm soát như sau:
- Giám sát độc lập
- Các hệ thống giám sát tàu
- Giám sát việc triển khai FAD và các thiết bị không phải FAD (thực hiện bởi các tàu đánh cá hoặc các tàu hỗ trợ khác)
- Báo cáo chính xác
Ông Restrepo cho biết: Trong khi WCPFC sử dụng hầu hết các công cụ này, WCPFC vẫn chưa kết hợp các mục tiêu quản lý ngắn hạn và dài hạn cho các trữ lượng cá ngừ, có thể bao gồm các yếu tố như sự dồi dào và sự ổn định của sản lượng đánh bắt.
Hơn nữa, tất cả các nghề cá, không chỉ đơn thuần là các tàu sử dụng lưới vây, được hưởng lợi từ việc có các chiến lược thu hoạch chính thức, đảm bảo việc ra quyết định có hệ thống dựa trên những mục tiêu lớn hơn này.
May mắn thay, WCPFC đã bắt đầu công việc phức tạp trong việc xây dựng và áp dụng những chiến lược này, giúp tạo ra các nghề cá bền vững hơn.
Nghề cá đánh bắt cá ngừ nhiệt đới bằng lưới vây có thể bền vững nếu được đánh giá và giải quyết theo phương pháp tổng thể, không chỉ dựa trên kiểu đánh bắt hoặc FAD. Nghề cá đánh bắt bằng lưới vây đánh bắt cùng các loài thủy sản như các nghề cá khác, và các nghề cá tương tác với nhau. Restrepo kết luận rằng việc quyết định về các mục tiêu quản lý hướng dẫn rõ ràng hoạt động của từng nghề cá - đó là thách thức thực sự đối với các nhà quản lý thủy sản hiện nay.