Quản lý và bảo tồn nguồn lợi nghêu giống vùng biển ven bờ

Theo đánh giá, Bến Tre là một trong những tỉnh có nguồn lợi nghêu rất lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghêu Bến Tre là sản phẩm đặc sản biển đầu tiên của khu vực Đông Nam Á được chứng nhận MSC vào tháng 11-2009.

thu hoạch nghêu
Thu hoạch nghêu. Ảnh: H. Hiệp

Đây là “thương hiệu” lớn tầm châu lục và thế giới do Tổ chức Hội đồng Quản lý biển trao kèm theo cơ chế bảo hộ và phát triển dành cho các sản phẩm thủy hải sản như ưu đãi về thuế, giúp đỡ kinh phí hoặc tư vấn kỹ thuật để nuôi và tái tạo vùng nguyên liệu. Để thương hiệu này tồn tại lâu dài thì cần phải có sự quan tâm, ý thức của cả cộng đồng trong quản lý, khai thác và nuôi nghêu; cần phải tuân thủ đúng những tiêu chuẩn MSC. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay mà các hợp tác xã nuôi nghêu đang đối mặt là chi phí để duy trì và tái chứng nhận MSC, vì tương đối lớn. Từ đây đặt ra vấn đề là chứng nhận MSC đã đem lại hiệu quả như thế nào đối với con nghêu Bến Tre, có cần thiết phải tái chứng nhận MSC không?

Từ thực tiễn trên, năm 2014, Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư trên 490 triệu đồng để Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn MSC và đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn nguồn lợi nghêu giống ở vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre” do Thạc sĩ Trần Hoài Giang làm chủ nhiệm. Sau 12 tháng triển khai, nghiên cứu, đề tài xác định: Việc tiếp tục duy trì chứng nhận MSC là rất cần thiết đối với nghêu Bến Tre vì chứng nhận này đã đem lại những hiệu quả thiết thực cho ngành hàng nghêu của tỉnh. Cụ thể là:

- Với nhãn sinh thái MSC trên bao bì sản phẩm, người tiêu dùng nhận biết đây là sản phẩm an toàn, bền vững, có trách nhiệm về môi trường, xã hội, do đó uy tín của các sản phẩm nghêu ngày càng được đảm bảo.

- Chứng nhận MSC là một trong số các loại nhãn hiệu sinh thái được chú trọng trên thế giới. Do đó, việc nghêu được chứng nhận MSC có giá trị như một giấy thông hành cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Sản phẩm mang nhãn hiệu MSC được khách hàng quan tâm hơn, thị phần xuất khẩu đã liên tục được mở rộng qua từng năm và giá bán nghêu nguyên liệu đã tăng đáng kể, từ việc chỉ có một vài thị trường nhỏ đến nay thương hiệu nghêu Bến Tre đã có mặt rộng rãi tại nhiều nước.

- Hàng năm, lợi nhuận từ nghêu được chia đều cho các xã viên, điều này đã khuyến khích cộng đồng ngư dân không ngừng tăng cường và củng cố các giải pháp bảo vệ ngư trường phát triển bền vững.

- Giá nghêu thương phẩm và nguyên liệu tăng lên đáng kể so với khi chưa được chứng nhận MSC. Giá bán nghêu thương phẩm có xuất xứ Bến Tre cao hơn nghêu tại các tỉnh Tiền Giang, Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), Trà Vinh và các tỉnh miền Bắc từ 5 - 10 ngàn đồng/kg.

Bên cạnh những thuận lợi và hiệu quả kể trên thì vẫn còn những khó khăn và thách thức đối với các hợp tác xã nghêu Bến Tre, đặc biệt là tình trạng trộm, cắp nghêu do người dân từ nơi khác đến vẫn còn xảy ra, một vài hợp tác xã vẫn còn gặp khó khăn trong công tác tổ chức và quản lý.

Từ đây, tác giả thực hiện đề tài đã đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn lợi nghêu giống từ các giải pháp kỹ thuật về khai thác, giải pháp bảo vệ môi trường, dịch bệnh đến các giải pháp về điều hành, cơ chế chính sách đối với lĩnh vực khai thác… Nhưng để duy trì và tái chứng nhận tiêu chuẩn MSC không phải là vấn đề dễ dàng mà cần phải có sự tham gia của tất cả các thành phần có liên quan từ chính quyền địa phương đến cơ quan chức năng ngành thủy sản và quan trọng nhất là sự góp sức của cộng đồng xã viên các hợp tác xã, những người đang trực tiếp chăm sóc và quản lý các bãi nghêu. Việc liên kết này không chỉ dừng lại ở cấp độ xã, huyện hay tỉnh mà cần phải có sự liên kết liên tỉnh để tăng cường hợp tác trong quản lý, khai thác, tiêu thụ nguồn lợi nghêu và hướng đến xây dựng chứng nhận MSC cho nghêu của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Báo Đồng Khởi, 10/07/2016
Đăng ngày 13/07/2016
Bích Lũy (Phòng Quản lý Khoa học)
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 03:49 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 03:49 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 03:49 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 03:49 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 03:49 17/02/2025
Some text some message..