Quảng Nam câu mực thu hơn 5 tỷ đồng một chuyến

Sau 50 ngày đánh bắt trên biển, tàu câu chở hàng chục tấn mực khô, cập bờ bán được 5,2 tỷ đồng.

Quảng Nam câu mực thu hơn 5 tỷ đồng một chuyến
Thuyền thúng đưa mực về tàu làm ruột, xẻ mực để đem phơi.

Ngày 21/4, nhiều tàu câu mực ngư dân huyện Núi Thành, Quảng Nam cập cảng An Hòa, xã Tam Giang bán mực.


Công việc câu mực bắt đầu từ chiều tối hàng ngày, mỗi người một thuyền thúng được thuyền lớn thả xuống biển tỏa đi khắp nơi để câu.

"Chúng tôi làm việc từ 19h đến 5h sáng, sau đó chèo thúng về tàu làm ruột, xẻ mực đem phơi khoảng ba ngày nắng liên tục trước khi đóng vào bao", ngư dân Nguyễn Văn Lân nói. Mỗi đêm một thuyền viên câu được 20 kg mực khô.


Mỗi tàu cập bờ khoang chất đầy bao tải chứa mực, trung bình một tàu đánh bắt từ 20-30 tấn.


Các thuyền viên bốc vác cân bán cho thương lái với giá 195.000 đồng một kg. “Vụ mực đầu năm thời tiết thuận lợi, giá bán cao gấp đôi năm trước báo hiệu năm nay ngư dân thu nhập nhiều hơn mọi năm”, chủ tàu câu mực QNa-90039 ông Lương Văn Cam, xã Tam Giang chia sẻ.


Tàu ông Cam bám biển gần 50 ngày thu được 27 tấn mực khô bán hơn 5,2 tỷ đồng. “Trừ chi phí, tôi thu lời hơn 1,1 tỷ đồng, gần 50 lao động có thu nhập từ 60 đến 100 triệu đồng mỗi người”, ông Cam tiết lộ.

Mực sau khi thu mua được thương lái tiếp tục phơi cho khô hẳn.“Tàu tôi câu được hơn 20 tấn, thu 3,9 tỷ đồng. Trừ chi phí, chủ tàu được hơn 700 triệu đồng, mỗi thuyền viên trên 50 triệu đồng”, ông Lương Văn Tồn, chủ tàu QNa 91919, có 47 thuyền viên đánh bắt trên biển 50 ngày chia sẻ.


Mực được phân loại trước khi xuất bán. “Mỗi đợt tàu về, tôi thu mua khoảng 200 tấn, tất cả số hàng này đóng gói và bán sang Trung Quốc”, một thương lái cho hay.


Bán xong mực, các tàu lại mua sắm nhu yếu phẩm đưa lên tàu chuẩn bị chuyến đánh bắt dài ngày.

Xã Tam Giang là địa phương tập trung nhiều tàu câu mực khơi nhất của tỉnh Quảng Nam với trên 26 tàu, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động. Vươn khơi bám biển, những tàu câu mực này cũng góp công sức bảo vệ, khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

VnExpress
Đăng ngày 22/04/2018
Đắc Thành
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:08 05/11/2024

Căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 11:08 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:08 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 11:08 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:08 05/11/2024
Some text some message..