Quãng Ngãi: Rộn ràng mùa cá chuồn

Những ngày này, các chuyến tàu công suất lớn lại ra vào cảng Sa Kỳ liên tục và mang về hàng trăm tấn cá chuồn. Với ngư dân hai xã Bình Châu (Bình Sơn) và Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi), từ đầu tháng hai đến hết tháng tư (âm lịch) là khoảng thời gian rộn ràng mùa cá chuồn.

Quãng Ngãi: Rộn ràng mùa cá chuồn
Mùa cá chuồn bắt đầu từ tháng hai và kết thúc cuối tháng tư âm lịch, nhờ đó nhiều ngư dân ăn có thu nhập cao.

Chiếc tàu công suất 430CV của ngư dân Trần Lâm, ngụ tại thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An vừa cập cảng Sa Kỳ đã có hàng chục người chờ sẵn ở cảng để phụ vận chuyển cá lên bờ. Sau chuyến đi biển hơn 20 ngày, thuyền của anh Lâm trúng đậm cá chuồn. Vừa hướng dẫn anh em vận chuyển cá lên bờ, anh Lâm nói: “Sau Tết là chúng tôi tranh thủ cho tàu ra khơi đánh bắt cá chuồn. Sau khoảng 20 ngày, thu về gần chục tấn cá. Mùa này cá chuồn nhiều với đủ các loại, nên hễ trúng mẻ nào là đánh ngay mẻ đó”. Nói đoạn, anh Lâm chuyển số khay để anh em chuyển cá từ khoang thuyền lên bờ cho kịp các chuyến xe xuất bến.

 Không chỉ có anh Lâm, cha con ông Nguyễn Thanh Cường, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu cũng trúng đậm cá chuồn cồ. Cá chuồn cồ to gấp đôi, gấp ba cá chuồn cánh, cá chuồn mẽn, nên giá trị kinh tế cũng cao hơn. Nhờ đó mà đa số tàu đánh bắt cá mùa này đều ăn nên làm ra. Ông Cường cho hay: “Thường thì 4kg cá chuồn mẽn mới được 1kg cá chuồn cồ, nên khi đánh bắt được vài chục tấn cá chuồn cồ, ai cũng phấn khởi. Hết đợt này chúng tôi lại tiếp tục vươn khơi đánh bắt, mùa cá chuồn đến cuối tháng tư mới mãn, nên chúng tôi có thu nhập đều đặn”.

Cứ sau mỗi phiên biển, một tàu cá có công suất từ 250 – 450CV đánh bắt được từ 10 – 30 tấn cá. Bình quân, một tấn cá sẽ cho thu nhập từ 20 – 25 triệu đồng. Trừ hết các chi phí, mỗi thuyền viên sẽ có thu nhập khoảng 10 – 12 triệu đồng. Năm nay, không chỉ có những ngư dân mới “trúng” đậm mùa cá chuồn, mà những tiểu thương mua sỉ rồi về các chợ để bán lẻ cũng có thu nhập kha khá.

Những ngày này, cứ tờ mờ sáng, chị Đào Thị Hải, một tiểu thương chợ Quảng Ngãi lại xuống cảng Sa Kỳ mua cá rồi về các chợ để bán lẻ. Bình quân một ngày chị bán từ 5 - 10kg cá, trừ hết các khoản chi phí, chị thu về từ 150 – 200 nghìn tiền lãi. Chị Hải cho hay: “Cá chuồn đầu mùa con nào cũng tươi ngon, nên nhiều khách hàng ưng ý lắm. Mình bán cũng thấy rất phấn khởi. Vì là khách quen, nên các đầu nậu họ cũng để giá hữu nghị, do đó mình cũng kiếm thêm được ít nhiều tiền lời nhờ mùa cá năm nay”.

Mùa cá chuồn về, hàng trăm ngư dân lại vươn khơi, hăng say đánh bắt ở các ngư trường lớn và mang về hàng trăm tấn cá tươi. Nhờ lao động cần cù, chân chính ngày đêm bám biển mà không ít ngư dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu và góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 04/04/2019
Mạnh Khoa
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 00:58 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 00:58 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 00:58 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 00:58 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 00:58 27/04/2024