Quy định về an toàn thực phẩm đang là vướng mắc lớn nhất đối với DN thủy sản

Theo khảo sát của VASEP, phần lớn các DN gặp khó khăn với thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (ATTP) theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATTP.

chế biến cá
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H

Theo phản ánh của các DN XK thủy sản, thủ tục cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định ATTP đã và đang tạo ra không ít nhiêu khê và khó khăn cho các tổ chức, cá nhân. Theo quy định tại khoản 4, Điều 4, Nghị định 38/2012/NĐ-CP, việc chờ đợi ít nhất 15 ngày làm việc để được cấp “Giấy xác nhận” đang có tính chất tạo thêm một “Giấy phép con” cho các tổ chức, cá nhân, đi ngược lại tinh thần giảm bớt quy định và thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay.

Hơn nữa, hiện nay phương thức quản lý ATTP của nhiều nước trên thế giới (EU, Mỹ, Nhật Bản,…) không có phương thức tương tự và các nước chỉ thực hiện công tác quản lý nhà nước dựa trên 3 hoạt động chính: đánh giá điều kiện sản xuất, lấy mẫu phân tích và thanh, kiểm tra.

Mới đây, góp ý, kiến nghị cho Dự thảo 3 Nghị định sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATTP, VASEP đã kiến nghị Bộ Y tế điều chỉnh về phạm vi công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP đúng theo quy định tại Điều 12 của Luật ATTP và các Nghị quyết liên quan của Chính phủ như Nghị quyết số 103-2016 và Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP.

Theo đó, Dự thảo Nghị định cần đảm bảo rằng, chỉ đăng ký bản công bố hợp quy với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường; Bãi bỏ quy định cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP do không có quy định trong Luật ATTP và thực hiện thời gian 4 năm qua cho thấy sự bất cập, vướng mắc như tính chất của một “Giấy phép con”.

Miễn thực hiện việc công bố hợp quy và công bố sự phù hợp quy định ATTP, miễn ghi nhãn tiếng Việt Nam đối với thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam dùng để sản xuất xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu và nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng xuất khẩu, không tiêu thụ tại thị trường trong nước (Mục 3, Nghị quyết 103/NQ-CP).

Thực tế hiện nay, Nghị định 38/2012/NĐ-CP đang quy định thủ tục đăng ký công bố hợp quy của các cá nhân, tổ chức có liên quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp, cấp lại, cấp đổi “Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy” có tính chất như là một hình thức cấp “Giấy phép con” và chưa đúng với tinh thần của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật ATTP cũng như tinh thần của Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.

Theo các DN, bản chất của hoạt động đăng ký công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm của mình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và DN tự chịu trách nhiệm về việc công bố đó. Tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm phải nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy và cơ quan thẩm quyền thực hiện tiếp nhận và trả kết quả bằng hình thức “Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy”. Hiện tại, các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về công bố hợp quy thuộc ngành khác như: Khoa học công nghệ, Xây dựng,… đều đang thực hiện hình thức này, chứ không cấp “Giấy Tiếp nhận công bố hợp quy” như ngành Y tế.

Để hoàn thành thủ tục công bố hợp quy cho nhiều loại sản phẩm, bao gồm sản phẩm cho tiêu thụ nội địa, DN cũng phải mất nhiều thời gian và chi phí. Theo quy định tại  Nghị định 38, thời gian là 15 ngày làm việc, nhưng trên thực tế, thời gian để DN làm thủ tục để được cấp Giấy Xác nhận không chỉ là 3 tuần như qui định trên, mà thông thường còn mất nhiều thời gian hơn  thậm chí là gấp đôi thời gian quy định.

Nguyên nhân là nhiều trường hợp sau khi đã chờ đợi đến đủ 3 tuần, DN lại mới nhận được thông báo là hồ sơ không đạt, yêu cầu DN lên nhận lại hồ sơ và văn bản Thông báo không đạt để về sửa lại hồ sơ. DN lại tiếp tục nộp hồ sơ và được tính lại từ đầu là 15 ngày làm việc. Do vậy, thời gian làm thủ tục công bố hợp quy của DN thường rất lâu, dẫn đến nhiều khi các đối tác không thể chờ đợi nên đã chuyển sang mua hàng của nhà cung cấp khác, làm DN mất khách hàng, mất cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Do đó, VASEP đã kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP theo hướng đơn giản hóa các thành phần của hồ sơ đăng ký hợp quy, thủ tục đăng ký công bố hợp quy, tiếp nhận đăng ký và thông báo tiếp nhận công bố hợp quy dựa trên các nguyên tắc: Việc nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy là do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm thuộc diện phải công bố hợp quy thực hiện; Cơ quan nhà nước chỉ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký và cấp “Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy”; Cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ sẽ: “kiểm tra hồ sơ xem hồ sơ có đủ không ngay khi DN nộp hồ sơ, và thời gian cấp “Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy” xuống còn tối đa là 3 ngày làm việc.

Báo Hải Quan, 24/04/2017
Đăng ngày 24/04/2017
Lê Thu
Doanh nghiệp

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 14:12 08/01/2025

Vui Tết Ất Tỵ chơi game trúng quà - Nhận lì xì cực đã

Không khí Tết đã dần ngập tràn khắp mọi nơi, người người nhà nhà đang nô nức sắm sửa, trang hoàng để chuẩn bị cho một cái Tết trọn vẹn và sung túc. Còn bà con thân yêu của Farmext eShop đã chuẩn bị đón Tết đến đâu rồi?

Minigame
• 08:00 04/01/2025

Gợi ý 10 khoáng chất được sử dụng phổ biến cho tôm hiện nay

Bổ sung khoáng chất là một phần thiết yếu trong quá trình nuôi tôm, bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của sự phát triển và sức khỏe của tôm. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoáng chất không chỉ hỗ trợ tôm trong quá trình lột xác, hình thành vỏ mới mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm khoáng chất được thiết kế đặc biệt cho tôm, nhưng đâu mới là những lựa chọn tối ưu và được người nuôi tin dùng nhất?

Khoáng cho tôm
• 14:00 02/01/2025

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 08:00 27/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 20:47 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 20:47 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 20:47 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 20:47 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 20:47 10/01/2025
Some text some message..