Quy hoạch vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An

Đề án “Quản lý, sắp xếp, ổn định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An” đang được tích cực triển khai và được xem là lời giải cho bài toán khó về tình trạng phát triển tự phát của các làng nuôi cá bè thời gian qua.

Quy hoạch vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An
Mô hình nuôi cá cảnh tại phường Hiệp Hòa (TP. Biên Hòa)

Quy hoạch lại một cách hợp lý cũng nhằm góp phần hạn chế rủi ro về tình trạng cá chết, nâng cao thu nhập cho người nuôi cá bè và nhất là bảo vệ nguồn nước sinh hoạt từ sông Đồng Nai cho 2 thành phố lớn là TP.Biên Hòa và TP.Hồ Chí Minh.

Để quy hoạch đi vào thực tế, địa phương và các đơn vị, sở, ngành có chức năng quản lý hoạt động nuôi cá bè cũng cần thực hiện tốt công tác phối hợp để hạn chế tình trạng nhiều đơn vị quản lý chồng chéo nhưng hầu như vẫn bị buông lỏng lâu nay.

* Chồng chéo trong quản lý

Theo báo cáo của Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, năm 2016, hoạt động nuôi cá bè trên lòng hồ Trị An chủ yếu tập trung tại 2 huyện Vĩnh Cửu và Định Quán với tổng số hộ nuôi là 506 hộ, trong đó có 601 bè nuôi, 1.260 vèo và thể tích nuôi trên 182 ngàn m3.

Đến đầu năm 2019, tuy tổng số hộ nuôi có giảm xuống, chỉ còn 461 hộ nuôi với 529 bè nhưng số vèo lại tăng hơn gấp 2 lần, lên đến 2.767 vèo và thể tích tăng gần gấp 3 lần, đạt 608 ngàn m3. 

Phó chủ tịch UBND huyện Định Quán Trần Nam Biên cho biết, nuôi trồng thủy sản của huyện phát triển từ năm 1995 với số lồng bè trên hồ Trị An không quá 300 lồng bè. Đến nay, số hộ nuôi, số lồng bè trên địa bàn huyện cũng không tăng nhiều nhưng lại phát sinh khá lớn về lượng vèo nuôi. Quy hoạch đến năm 2020 của huyện Định Quán có 610 bè, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 900 hécta, sản lượng khoảng 25,6 ngàn tấn. Tính đến nay, hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa vượt quy hoạch cả về sản lượng và diện tích vì chỉ mới phát triển được 880 hécta, sản lượng đạt 22,5 ngàn tấn.

Hồ Trị An mang tính đặc thù do là lòng hồ có tính năng bảo tồn nên có nhiều nội dung cần quản lý như: quản lý đất đai vùng bán ngập, quản lý hành lang bảo vệ lòng hồ, quản lý nuôi trồng thủy sản, quản lý giao thông đường thủy… Trách nhiệm quản lý chính vẫn là Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai nhưng có rất nhiều đơn vị cùng tham gia như: UBND huyện Định Quán, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Sở Tài Nguyên - môi  trường, Sở Giao thông - vận tải, Nhà máy thủy điện Trị An… nên công tác phối hợp gặp rất nhiều khó khăn.

“Tồn tại, vướng mắc lớn nhất hiện nay vẫn là sự phối hợp trong công tác quản lý lòng hồ Trị An. Cần phải có quy định cụ thể để đảm bảo công tác phối hợp giữa các cơ quan thì việc quản lý lòng hồ Trị An mới tốt được” - ông Biên nhận định.

Là thành viên trong đoàn giám sát của HĐND tỉnh về hoạt động nuôi cá bè trên hồ Trị An, Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thu Hiền đánh giá: “Tuy số lồng bè nuôi cá trên hồ Trị An không tăng nhưng số vèo tăng gấp nhiều lần cũng đã phá vỡ quy hoạch đề ra. Vấn đề hiện nay là hầu như chưa có tác động của quản lý nhà nước vào hoạt động nuôi cá bè trên Hồ Trị An. Chính vì quản lý chưa hiệu quả nên các hộ nuôi cứ tự do gắn thêm vèo, nới rộng thêm lồng bè mà không cần xin phép. Đa số các lồng, bè đều không tuân theo những quy định, tiêu chuẩn kiểm định của ngành quản lý”.

Khó khăn hiện nay là chưa có cơ quan nào có chức năng phê duyệt, cấp phép cho hoạt động nuôi trồng thủy sản lồng bè trên hồ Trị An. Theo đó, hoạt động nuôi cá bè vẫn hoàn toàn phát triển một cách tự phát. Các nghĩa vụ liên quan về việc đóng thuế khi tham gia sản xuất của người nuôi cá bè cũng hầu như chưa thực hiện.

* Chấn chỉnh lại tình trạng nuôi tự phát

Chỉ ra nút thắt cần tháo gỡ trong quản lý, sắp xếp, ổn định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An, ông Đào Văn Phước, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, nguyên Bí thư Huyện ủy Định Quán nhấn mạnh: “Khó khăn lớn nhất là việc quản lý nuôi cá bè trên hồ Trị An bao nhiêu năm qua còn rất nhiều bất cập, có sự chồng chéo giữa địa phương và các đơn vị, sở, ngành liên quan”.

Theo ông Phước, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn và các ngành sớm tham mưu cho UBND tỉnh về việc quy rõ trách nhiệm giữa địa phương cùng các đơn vị, sở, ngành liên quan để sớm triển khai thực hiện hiệu quả trong công tác quản lý. Vì nếu không chỉ đạo quyết liệt để sớm tháo gỡ khó khăn thì nạn cá chết sẽ tiếp tục tái diễn gây thiệt hại lớn cho người dân.

Về việc cấp phép cho hoạt động nuôi cá bè trên sông, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Lê Văn Gọi cho hay, vài năm trở lại đây, công tác tuyên truyền cho người nuôi cá bè được tổ chức thường xuyên, tập trung vào nội dung hướng dẫn kỹ thuật nuôi, khuyến cáo nuôi loài nào, mùa nào, cảnh báo về rủi ro…

Sau khi tuyên truyền, người nuôi cá bè đã ký cam kết thực hiện theo hướng dẫn của ngành chuyên môn. Đây cũng là lý do tại sao những năm trước khi xảy ra tình trạng cá chết, tỉnh đã hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại nhưng từ năm 2018, tỉnh sẽ không hỗ trợ trong trường hợp người dân không thực hiện đúng cam kết.

“Về công tác cấp phép, theo Luật Chăn nuôi mới, hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được cấp phép nhưng hiện nay đang vướng cấp phép là người nuôi phải có quyền sử dụng mặt nước hoặc thuê quyền sử dụng mặt nước. Vấn đề đặt ra là cơ quan nào đứng ra cho thuê mặt nước này, trong khi quy định chưa rõ ràng về chức năng nhiệm vụ. Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn đã có văn bản kiến nghị Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn có hướng dẫn cụ thể để gỡ nút thắt này” - ông Gọi nói.

Ông Nguyễn Hoàng Hảo, Phó giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai cho biết, đơn vị đang triển khai 2 dự án gồm: dự án điều tra hiện trạng nguồn lợi thủy sản và quy hoạch phân khu chức năng. Trước đây huyện, tỉnh đã có quy hoạch nhưng đều là quy hoạch tổng thể, chưa có quy hoạch chi tiết nên không thể quản lý, sắp xếp. 2 dự án khu bảo tồn đang thực hiện song song, hiện đã xác định chỗ nào là phục hồi sinh thái, chỗ nào nuôi cá lồng bè…

Quy hoạch nuôi cá bè trên hồ Trị An sẽ căn cứ trên cơ sở khảo sát chi tiết hiện trạng, xác định các tiêu chí, vị trí neo đậu bè, tính toán số lượng, mật độ, kích thước, khoảng cách giữa các bè nuôi… để thực hiện việc sắp xếp lại vùng nuôi một cách hợp lý. Dự kiến đến tháng 9, 2 dự án này được tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện.

Theo Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng, đề án “Quản lý, sắp xếp, ổn định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An” cần đưa ra các tiêu chí thống nhất về quy cách số bè, số vèo để có cơ sở đánh giá thực trạng nuôi cá lồng bè hiện nay có vượt quy hoạch đề ra hay không. Khi quy hoạch được phê duyệt, các đơn vị, địa phương phải nghiêm túc tổ chức di dời các hộ nuôi cá bè theo đúng quy hoạch; tổ chức cưỡng chế nếu các hộ không chấp hành. Các sở, ngành và địa phương liên quan cần quan tâm bàn giải pháp trong công tác tuyên truyền, khuyến cáo, quản lý không để tái diễn tình trạng cá chết, gây khiếu kiện gay gắt.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 05/09/2019
Bình Nguyên
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 13:17 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 13:17 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:17 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 13:17 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:17 29/03/2024