San lấp đất nuôi trồng thủy sản trái phép ở Mai Lâm nhằm trục lợi

Gần đây, tại xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia diễn ra tình trạng san lấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trái phép ồ ạt ngay khu vực đê Mỏ Phượng. Vị trí này nằm dọc hai bên tuyến đường vào khu Kinh tế Nghi Sơn mới được xây dựng, diện tích san láp trái phép tới hàng chục ha chỉ trong một thời gian ngắn.

Trưởng Công an xã
Ông Văn Huy Giang, Trưởng Công an xã Mai Lâm trao đổi với PV. Ảnh: Trần Lê

“Đại công trường” san lấp trái phép

Dọc hai bên tuyến đường mới dẫn vào khu Kinh tế Nghi Sơn của xã Mai Lâm đang được xây dựng dở dang (còn gọi là đường Bắc – Nam 2) hàng loạt khu đất trũng, ao, đầm, bãi bồi vốn là đất nuôi trồng thủy sản được giao thầu cho các hộ dân hiện đã hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, toàn là mặt bằng vừa mới được san lấp, đất đá ngổn ngang với diện tích lên tới hàng chục nghìn m2.

Việc san lấp này diễn ra ngay trước trụ sở mới của UBND xã Mai Lâm. Hàng chục ao, đầm nuôi tôm của người dân đã được san lấp phẳng phiu, chờ thời cơ dựng nhà, từng bước hợp pháp hóa thành đất ở. Đặc biệt, nhiều mặt bằng còn được xây móng kè kiên cố chuẩn bị dựng nhà. Thậm chí, ngay gần trụ sở UBND mới của xã có một căn nhà cấp 4 đã mọc lên ngạo nghễ trên đất nuôi tôm sờ sờ trước mặt chính quyền địa phương.

Được biết, việc san lấp trái phép này đã diễn ra ồ ạt, công khai từ khoảng tháng 7/2015. Ban đầu nhỏ lẻ, sau đó thấy “an toàn” các hộ đua nhau san ủi làm theo. Một người dân cho chúng tôi hay, việc làm trái phép này xã có biết và không ngăn cấm. “Người ta làm ồ ạt, công khai thế ai mà chẳng biết. Cứ có tiền dúi vào tay cán bộ là xong thôi. Nghe đâu mỗi hộ cũng mất hàng chục triệu chứ chả ít. Thế còn rẻ chán, nay mai chuyển được sang  đất ở, mỗi lô kiếm được vài trăm triệu chứ chả chơi” - Anh ta bộc bạch.

Quả thật, với vị trí bám mặt đường đại lộ thênh thang dẫn vào khu kinh tế Nghi Sơn, chỉ vài năm nữa những khu đất này sẽ hết sức có giá nếu được “phù phép” thành đất ở.

Theo qua sát, ngay gần Quốc lộ 1A cách trụ sở UBND xã Mai Lâm mới xây khoảng 500 m giáp cầu Lạch Bạng, bên phía Nam tuyến đường, một mặt bằng rộng khoảng vài nghìn m2 đang hình thành. Có hàng loạt công nhân và máy ủi đang san gạt, tạo mặt bằng từ những đống đất đá lớn do xe tải vừa đổ xuống. Cũng tại đầu cầu Lạch Bạng, phía Bắc tuyến đường là một ngôi nhà lớn, diện tích khoảng trên 250m2, được xây dựng chưa lâu, nằm chình ình. Theo người dân cho biết, ngôi nhà này cũng được xây dựng trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản và chủ nhân của nó đã “mất khối tiền” cho lãnh đạo xã?.

UBND xã đã rất “tích cực” xử lý?

Đặt lịch làm việc với lãnh đạo Mai Lâm, dù đã liên hệ trước và được ông Lê Tiến Lũy, Chủ tịch UBND xã nhận lời, ông Lũy khẳng định “Dù bận họp, nhưng tôi sẽ dành thời gian để làm việc”. Nhưng đúng giờ hẹn (15 giờ 20 phút ngày 20/9/2016), chúng tôi có mặt tại UBND xã Mai Lâm nhưng chẳng thấy tăm hơi ông Chủ tịch xã đâu. Sau một hồi trao đổi qua điện thoại, Chủ tịch xã Lê Tiến Lũy bố trí chúng tôi làm việc với Trưởng Công an xã.

Trao đổi về vấn đề này, ông Văn Huy Giang, Trưởng Công an xã Mai Lâm cho biết, tình trạng san lấp trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản xảy ra trên địa bàn xã là có thật. Tuy nhiên ông Giang cho rằng chỉ “âm thầm, nhỏ lẻ” và xã đã “rất tích cực ngăn chặn, xử lý”. Cũng theo ông Giang, hầu hết các khu đất trên trước đây đều thuộc đất hai lúa, sau do nhiễm mặn nên được chuyển đổi cho các hộ nuôi trồng thủy sản. Công an xã đã liên tục tổ chức lực lượng để “tuần tra, ngăn chặn và xử lý”. Nhưng vì công trường thi công, xe chở đất đá tấp nập vào ra, nên người dân đã lợi dụng, tranh thủ giờ nghỉ, ban đêm để san gạt, tạo mặt bằng từ những đống đất mà xe tải đổ xuống. Do đó, tuy đã rất tích cực, nhưng tại tình hình quá phức tạp nên mới xẩy ra tình trạng trên.

Về mặt bằng mấy nghìn m2 tại đầu cầu Lạch Bạng, ông Trưởng Công an xã cho biết, chủ nhân khu đất ấy là một chủ khách sạn ở xã bên cạnh. Khi nắm được thông tin, xã đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản yêu cầu đình chỉ. Nhưng khi chúng tôi hỏi xem văn bản, ông Giang đã “hoãn binh”. Biên bản do cán bộ Địa chính giữ và anh này đang đi công tác – ông Giang nói.

Trao đổi với ông Lê Anh Cường, Đội trưởng Đội Kiểm tra Quy tắc xây dựng huyện Tĩnh Gia ông Cường cho biết, sau khi nhận được phản ánh của dân về thực trạng này, ngay sáng thứ 2 đầu tuần (ngày 19/9), UBND huyện đã có công văn khẩn do Phó Chủ tịch Trương Bá Duyên ký, gửi UBND xã Mai Lâm, yêu cầu xử lý, ngăn chặn ngay việc san lấp trái phép. Tuy nhiên, không rõ Công văn “khẩn” của huyện đã xuống tới xã hay chưa nhưng vào chiều 20/9 chúng tôi vẫn thấy một loạt đống đất vừa được xe tải đổ xuống, lù lù ngay đầu cầu Lạch Bạng. Nhưng khác với ngày hôm qua là không có người và xe san lấp.

Trước tình trạng trên, đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan chức năng của mình nhằm chấn chỉnh, xử lý kịp thời, cương quyết không để xảy ra tình trạng phạm pháp một cách ngang nhiên của một bộ phận người dân, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa.

Một số hình ảnh về san lấp trái phép đất thủy sản tại xã Mai Lâm:

truc loi

Mục đích san lấp trái phép nuôi trồng thủy sản của người dân Mai Lâm nhằm trục lợi. Ảnh: Trần Lê

nui dat da

Hàng núi đất đá đổ san lấp trái phép trên đất nuôi trông thủy sản. Ảnh: Trần Lê

san lap

Máy ủi vô tư san lấp trái phép tại xã Mai Lâm. Ảnh: Trần Lê

nha chenh enh

Một ngôi nhà chềnh ềnh mọc trái phép trước UBND xã Mai Lâm. Ảnh: Trần Lê

Báo Thanh Tra, 26/09/2016
Đăng ngày 28/09/2016
Trần Lê
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 03:14 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 03:14 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 03:14 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:14 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 03:14 26/11/2024
Some text some message..