Theo FAO, sự tăng trưởng phần lớn là nhờ hiện tượng El Nino kết thúc và sản lượng khai thác một số loài chính phục hồi, đặc biệt là cá cơm ở Nam Mỹ.
Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản được dự báo sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tương tự như năm 2016. FAO dự báo sản phẩm nuôi trồng thủy sản chiếm phần lớn trong tổng sản lượng thủy sản chung toàn cầu tính đến năm 2022.
Do nhu cầu tăng mạnh trên toàn thế giới, phần lớn sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu sẽ được XK, với giá trị thủy sản thương mại toàn cầu dự kiến tăng khoảng 5,8% lên 150,9 tỷ USD trong năm nay.
Nhu cầu mạnh mẽ đã tác động lên giá, chỉ số giá cá của FAO trong tháng 4/2017 tăng 7 điểm so với năm trước.
Giá cá hồi salmon đã tăng lên mức kỷ lục. Nhu cầu tôm cao ở cả hai thị trường Tây Á và Châu Á cùng với sản lượng tăng, trong khi giá mực, bạch tuộc và nhuyễn thế hai mảnh vỏ tăng cũng ảnh hưởng đến giá các loài "cá khác".
Cá thịt trắng là chủng loại duy nhất mà giá giao dịch tổng hợp giảm (-5 điểm), chủ yếu là do nhu cầu thấp ở các thị trường chính đối với cá tra/cá rô phi.
Ấn Độ và Chile dự kiến trở thành những nhà XK thủy sản lớn trong năm 2017. Tôm chân trắng nuôi dự kiến sẽ là sản phẩm XK chính của Ấn Độ trong năm nay với giá trị XK đạt 2,3 tỷ USD (+ 41%).
XK cá hồi salmon của Chile dự kiến đạt 1,6 tỷ USD (+ 30%) nhờ sự phục hồi trong sản lượng và mức giá cao. Ecuador (chủ yếu là tôm và cá ngừ), Peru (chủ yếu là bột cá và dầu cá) và Na Uy (chủ yếu là cá hồi, cá đáy và cá nổi) cũng dự báo tăng trưởng đáng kể trong XK năm nay.
Về phía các nhà NK, các nước phát triển và đang phát triển đều hoạt động tốt trong năm 2017 với giá trị NK tăng trưởng đáng kể, đặc biệt ở các thị trường mới nổi trong khu vực Đông Nam Á nói riêng. Nhu cầu thủy sản tại 3 thị trường truyền thống (Mỹ, EU và Nhật Bản ) đều phục hồi nhờ điều kiện kinh tế được cải thiện.