Siêu bão vừa đi qua, áp thấp lại xuất hiện

Một vùng áp thấp mới hình thành trên khu vực giữa biển Đông kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục gây thời tiết xấu cho khu vực.

biển nước
Sáng 1/10, các huyện Tĩnh Gia và Nông Cống của tỉnh Thanh Hóa đã chìm trong biển nước.

Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, do ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 12 – 15 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển đông có vị trí hồi 1h sáng nay (2/10) ở vào khoảng 12.5 – 13.5 độ vĩ Bắc, 111.5 – 112.5 độ kinh Đông nên khu vực Giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.

Vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.

Cũng theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, lũ sông Mê Kông đang xuống; sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) đang lên. Mực nước sáng 1/10, trên sông Tiền tại trạm Tân Châu: 4,21m (trên BĐ2: 0,21m), trên sông Hậu tại Châu Đốc: 3,49m (ở mức BĐ2); tại Long Xuyên: 2,20m (ở mức BĐ2); trên sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa: 1.21m (ở mức BĐ1).

Dự báo lũ sông Mê Kông tiếp tục xuống, sông Cửu Long, vùng ĐTM và TGLX tiếp tục lên. Đến ngày 0 - 7/10, vùng đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng đạt đỉnh lũ cao nhất năm. Đỉnh lũ trên sông Tiền tại Tân Châu ở mức 4,4m (xấp xỉ BĐ3); sông Hậu tại Châu Đốc ở mức 3,8m (dưới BĐ3: 0,2m); tại các trạm chính hạ nguồn sông Cửu Long, vùng ĐTM và TGLX lên mức BĐ3, có nơi trên BĐ3.

Đề phòng ngập úng ở vùng đầu nguồn và các vùng trũng thấp ở ĐTM và TGLX. 

Trong khi đó, tại miền Trung, lũ trên sông Cả (Nghệ An), sông La (Hà Tĩnh) đang lên; các sông ở Quảng Bình đã đạt đỉnh và đang xuống.

Dự báo lũ trên các sông ở Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục lên, các sông ở Quảng Bình tiếp tục xuống. Đến tối 2/10, mực trên các sông có khả năng như sau: sông Cả tại Nam Đàn lên mức: 6,0m, trên BĐ1: 0,6m, sau đó tiếp tục lên chậm; sông La tại Linh Cảm lên mức: 3,7m, dưới BĐ1: 0,8m, sau đó biến đổi chậm. Các sông ở Quảng Bình xuống dưới mức BĐ1.

Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng thấp và đồng bằng các tỉnh từ Nghệ An đến Hà Tĩnh

VTC News
Đăng ngày 02/10/2013
diệp vy
Môi trường

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 16:34 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:34 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 16:34 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 16:34 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 16:34 04/12/2024
Some text some message..