Một người nuôi gà chắc chắn có thể biết được mình nuôi bao nhiêu con, cũng có thể theo dõi một cách chính xác về trọng lượng, tỷ lệ sống, sức khỏe và cả chi phí đã bỏ ra cho vật nuôi của mình. Nhưng với người nuôi tôm thì những điều này rất khó thực hiện, do tôm sống dưới mặt nước, mà đã khuất tầm nhìn thì sẽ xa tầm với.
Đến nay, dữ liệu quan trọng trong quá trình nuôi tôm nhưng vẫn chưa được giải quyết chính là sinh khối. Sinh khối quan trọng vì khi biết được sinh khối, thì việc tính toán những chỉ số như tốc độ tăng trưởng hằng ngày (ADG), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và cả tỷ lệ bổ sung probiotic cho tôm sẽ được sáng tỏ. Ngoài ra, sinh khối cũng cũng có vai trò lớn trong các quyết định về quản lý trang trại, thời gian thu hoạch và xác định mầm bệnh ảnh hưởng đến tôm nuôi. Hiện nay, sinh khối vẫn được người nuôi ước tính thủ công, do vậy độ chính xác thấp, tốn công sức và dễ gây stress cho tôm. Một số công nghệ mới dùng để ước tính sinh khối vừa được trình làng và hy vọng mang lại nhiều lợi ích lớn cho người nuôi tôm.
Sinh khối là gì?
Sinh khối của tôm được tính bằng tỷ lệ tôm còn sống nhân với trọng lượng tôm. Nhưng để có được số liệu chính xác về tỷ lệ tôm còn sống là một việc hết sức khó khăn. Vì sự phân bố của tôm trong ao là không đều, còn phụ thuộc vào thức ăn và điều kiện nuôi.
Với thông tin chính xác về sinh khối, người nuôi có thể điều chỉnh lượng thức ăn tốt hơn để tối đa hóa tốc độ tăng trưởng và giảm chi phí nuôi, mang lại nhiều tác động tích cực đến môi trường và sức khỏe tôm. Nhất là những thời điểm căng thẳng như có dịch bệnh bùng phát, ao nuôi tích tụ quá nhiều khí độc, thì việc hiểu tỷ lệ tử vong và tốc độ tăng trưởng sẽ đưa ra được nhiều giải pháp tốt. Ước tính, nếu chỉ sai số 5% sinh khối thì ngành nuôi cá Châu Âu đã bị thiệt hại đến 91 triệu Euro. Tương tự như vậy, nếu sai số 5% sinh khối thì mỗi năm người nuôi tôm sẽ mất 500 triệu USD và lãng phí 65000 tấn protein. Thiệt hại thật sự có thể cao hơn cả những con số trên.
Ước tính sinh khối?
Người nuôi tôm hiện nay vẫn xác định sinh khối bằng cách theo dõi sức ăn của tôm trong vó, điều này tốn sức và phải sử dụng nhiều dụng cụ. Ngoài ra, cũng thường ghi nhận số lượng tôm giống thả đầu vụ để tính sinh khối. Nhưng thông thường các trại giống sẽ cung cấp nhiều hơn 30% số lượng cần thiết để phòng trường hợp hao hụt trong quá trình vận chuyển. Việc đếm số lượng con giống cũng chỉ thực hiện bằng thủ công. Một khi tôm bị stress trong thời gian dài và bị bệnh thì việc xác định tỷ lệ chết của tôm là không khả thi. Nên việc đo sinh khối cũng thường được thực hiện bằng việc cân trong lượng nhiều mẫu tôm ướt hoặc khô. Đây là một phương pháp khá chính xác nhưng tốn công và dễ làm tôm stress.
Khi chuyển từ giai đoạn ương sang nuôi thương phẩm cũng là cơ hội để xác định chính xác sinh khối. Tuy nhiên thời điểm này rất dễ gây căng thẳng cho tôm. Đáp ứng đủ oxy hòa tan và cân đối việc sử dụng dụng cụ chuyển tôm sẽ giúp giảm tỷ lệ hao hụt, nhưng thực tế không thể áp dụng phương pháp này để xác định sinh khối một cách lâu dài.
Các công nghệ mới nhằm xác định chính xác sinh khối
Nhiều công nghệ mới để xác định sinh khối đang được thử nghiệm, hy vọng có thể áp dụng để giảm bớt gánh nặng nhân công và chi phí sản xuất. Qua đó cũng đã có những bước tiến vượt bậc ở nhiều trại nuôi tôm. Đầu tiên là việc áp dụng trí tuệ nhân tạo như một máy ảnh, phân tích tôm ở ngay tại môi trường nước. Phương pháp này đã được sử dụng nhiều trên cá ngừ, cá hồi và cả tôm. Công nghệ trên cũng đã được phát triển trên điện thoại thông minh, bổ sung thêm chức năng đếm số lượng Postlarvae trước khi thả nuôi. Độ chính xác >95% chỉ trong vòng một phút.
Một phương pháp khác là âm học. Thay vì sử dụng hình ảnh thì người ta dùng âm thanh để thu thập dữ liệu. Phương pháp này cũng áp dụng trí tuệ nhân tạo để khảo sát được sinh khối trực tiếp trong ao nuôi, thể hiện được cả tổng sinh khối và kích thước cá thể tôm. Mặc dù chưa được áp dụng rộng rãi, nhưng đây là một sự phát triển và đổi mới thú vị, hứa hẹn tôm trở thành một ngành sản xuất quan trọng hơn nửa trong thị phần kinh tế trong tương lai.
Biomass: the billion-dollar shrimp question by Alune