Sinh vật “đa năng” chữa trị nhiều bệnh

Baba là thực phẩm phổ biến được xem như một dược liệu có mặt trong các bài thuốc dân gian trong việc chữa bệnh cho con người. Trở nên nổi tiếng bởi sự thơm ngon và giàu dinh dưỡng trong từng thớ thịt nhưng lại ít ai biết rõ công dụng hữu ích ở mỗi bộ phận còn lại trên cơ thể chúng.

Ba ba
Ba ba Nam bộ. Ảnh: commons wikimedia

Đặc điểm về ba ba 

Ba ba hay còn gọi là thủy ngư, một số vùng ở Việt Nam còn gọi tên là cua đinh, ba ba có tên khoa học là Trionyx sinensis Wegmann thuộc họ Ba ba (Trionychidae) – là một loài bò sát thuộc bộ Rùa (Testudines).  

Ba ba là một loài bò sát ba móng, có 4 chân, 2 chân trước dài, 2 chân sau ngắn và không có đuôi, sống ở nước ngọt các ao, hồ, sông đầm. Có loại nhỏ nhưng cũng có loại rất to, thân có thể dài đến 1m. Đầu tròn có mõm nhọn, cổ dài trơn nhẵn có thể vươn dài hoặc thụt sâu vào trong mai một cách dễ dàng. Trên lưng có một mai rộng hình khum, có khía dọc ở giữa, hằn lên những vết hình lục giác mờ là những mảnh dẹt dạng vảy cứng như sừng, viền mép dẹt mỏng cấu tạo bởi một chất sừng bóng có lớp da mềm phủ ngoài màu xám đen. 


Đặc điểm ngoại hình của ba ba. Ảnh:  Chợ cá Yên Sở

Ba ba là động vật thay đổi thân nhiệt nên sức tăng trưởng của chúng liên quan chặt chẽ đến điều kiện môi trường, thời tiết (nhiệt độ, chất lượng nước,..), khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10°C sức ăn giảm, sinh trưởng chậm. Ở cùng điều kiện nuôi dưỡng con cái lớn nhanh hơn con đực. Với tập tính chuyên ăn động vật do đó ba ba cũng có tính hung dữ như nhiều loài ăn thịt khác.

Ba ba thay đổi thân nhiệt để thích nghi với điều kiện môi trường.

Ở Việt Nam có ba loài thường gặp là ba ba trơn (Pelodiscus sinensis Wegmann), ba ba Nam Bộ (Amyda cartilaginea Boddaert) và ba ba gai (Palea steindachneri Siebenrock) chủ yếu sống ở miền núi đôi khi cũng được dùng đến. 

Giá trị mang lại không ngờ đến 

Mai ba ba có tên thuốc trong y học cổ truyền là miết giáp, thuỷ ngư xác hay miết xác, là bộ phận dùng chủ yếu có tác dụng dưỡng âm, tiềm dương, làm mềm, làm tan sự kết đọng, có khả năng trấn tĩnh. Dùng cho các trường hợp cần bổ âm, nhức xương, lao lực quá độ, hỗ trợ điều trị các bệnh về sỏi đường tiết niệu, tắc kinh nguyệt, bổ dưỡng nói chung. Các bộ phận khác của ba ba cũng được sử dụng. 

Mai ba baMai ba ba có tác dụng chữa được nhiều bệnh dân gian. Ảnh: Báo Sức khỏe & Đời sống

Máu ba ba (miết huyết) dùng pha rượu uống nóng giúp phục hổi sức khoẻ nhanh chóng ở người mới ốm dậy, chữa hoa mắt, bốc nhiệt, kém ăn, mệt mỏi,....Máu ba ba ngâm với mật ong có thể trị bệnh đái đường, bệnh tim mạch, tốt cho đường ruột.   

Thịt ba ba là loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng với mọi lứa tuổi, có tác dụng làm mát cơ thể rất phù hợp trong những ngày hè nóng nực. Thịt của chúng giàu protein, chất béo, glucid (chất bột đường), các muối vô cơ, i-ốt, vitamin A và D,...Từ thịt ba ba người dân ta chế biến được nhiều món ăn ngon, có giá trị bồi dưỡng cơ thể tốt. Như chúng ta đã biết ngoài giá trị dinh dưỡng, thịt ba ba còn là một vị thuốc quý, có tác dụng bồi bổ cơ thể và chữa được nhiều bệnh, thích hợp với người cao tuổi (có các bệnh về đau mỏi xương khớp, lao, ho khan,…), phụ nữ (khí hư, rong huyết,…), chữa chứng cam gầy ở trẻ em. Ngoài ra mỡ ba ba (miết noãn) cũng có tác dụng trong việc trị các vết thương ngoài da như bỏng, lỡ loét, mụn nhọt,…Bằng cách đem rán thành dạng mỡ nước. 

Tuy ba ba là loài bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho con người nhưng phải ưu tiên sơ chế khi chúng còn sống để tránh bị ngộ độc. Vì đây là loài sống dưới nước và hay ăn xác động vật thối rửa nên hệ tiêu hóa của chúng có thể tích tụ nhiều vi sinh vật có hại, nếu ăn phải ba ba đã chết sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị phản tác dụng và thậm chí có thể gây tử vong. Các triệu chứng xuất hiện khi bị ngộ độc là đau bụng, đau đầu,…Tệ hơn nữa là mẩn ngứa, mặt đỏ, co giật tay chân,.. Do đó cần hết sức lưu ý trong vấn đề tiêu thụ ba ba. 

Giá trị ba ba trên thị trường hiện nay  

Do đặc điểm các giống loài khác nhau nên giá ba ba trên thị trường cũng khác nhau. Hiện ba ba đã trở thành đặc sản trong các nhà hàng sang trọng với mức giá dao động trong khoảng 300.000 – 1.000.000 vnđ tùy từng loại đã chế biến.  

Ba ba giống từ 2 tuần tuổi - 5 tháng tuổi khoảng 3.000 – 12.000 vnđ/con. Ba ba gai là loài có giá trị hơn so với các loài khác, chúng có phần cơ thể sáng hơn so với loài khác với mức giá dao động từ 200.000 – 400.000 vnđ/con. Ba ba trơn có đặc điểm dễ nhận dạng hơn do dưới bụng của chúng có màu hơi ngả đỏ và khi lớn dần phần bụng sẽ có màu trắng và có giá thành rẻ hơn khoảng 80.000 - 250.000 vnđ/con. 

Đăng ngày 09/09/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Sinh học

Nuôi ba ba trong bể xi măng mô hình mới

Nuôi ba ba trong bể xi măng là mô hình dễ nuôi, dễ quản lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nếu người nuôi nắm vững các kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc và quản lý ba ba.

Nuôi ba ba trong bể xi măng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: thanhcongfarm.com
• 10:15 03/11/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 15:02 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 15:02 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:02 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 15:02 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:02 29/03/2024