Sơ lược ảnh hưởng của bệnh do kí sinh trùng Perkinsus olseni trên nghêu

Trong vài thập kỷ qua, bệnh trên loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ được coi là một trở ngại cho cả ngành nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế do làm giảm sản lượng. Trong số đó, Perkinsus olseni được cho là có liên quan đến sự suy giảm số lượng nghêu ở Hàn Quốc (Park và Choi, 2001).

nghêu
Bệnh do ký sinh trùng đơn bào Perkinsus là một trong số bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng ở nhuyễn thể trên phạm vi toàn cầu. Ảnh VOV

Những vùng nuôi nghêu (Ruditapes decussatus) ở bờ biển phía nam Bồ Đào Nha cho thấy sự lây nhiễm loài Perkinsus có liên quan đến tỷ lệ chết nghêu trên diện rộng. Ở Việt Nam, Perkinsus sp. được phát hiện nhiễm trên nghêu lụa (Paphia undulata) tại Hà Tiên, Kiên Giang (Ngô Thị Thu Thảo, 2008), trên nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) ở Cần Giờ (Nguyễn Văn Hảo và cộng sự, 2011) và Bến Tre (Nguyễn Thanh Hà và công sự, 2018). 

Mẫu mô học
Mẫu mô học cơ chân của nghêu Manila (Ruditapes philippinarum) bị nhiễm bởi tế bào Perkinsus olseni ở giai đoạn dinh dưỡng (trophozoite). Lưu ý các tế bào hồng cầu bao bọc xung quanh ký sinh trùng này (nhuộm H&E). Ảnh Chollet, B., 2011

Perkinsus olseni là sinh vật đơn bào thuộc ngành bào tử Apicomplexa, có 3 giai đoạn chính trong chu kỳ sống là giai đoạn dinh dưỡng (trophozoite), giai đoạn tăng trưởng (hypnospore), và giai đoạn bào tử động (zoospores).

Trên nghêu bị nhiễm bệnh nặng, Perkinsus olseni (hay P. atlanticus) thường gây ra sự hình thành các nốt mụn màu trắng đục hoặc nâu nhạt trên mang, chân, ruột, tuyến tiêu hóa, thận, tuyến sinh dục và màng áo. Sự tập trung nhiều các tế bào Perkinsus và tế bào hồng cầu tạo thành tổn thương gây cản trở quá trình hô hấp và các quá trình sinh lý khác như sức sinh sản (khi các tổn thương lớn xảy ra ở tuyến sinh dục), tăng trưởng hoặc tỷ lệ sống, do đó ảnh hưởng đến năng suất thủy sản. 

Hai phương pháp chẩn đoán tiêu chuẩn cho Perkinsus olseni là Nuôi cấy trong môi trường RFTM và Mô học. Đối với phương pháp Nuôi cấy trong môi trường RFTM, mô vật chủ (thường là mô mang) được nuôi trong môi trường Ray’s Fluid Thioglycolate (RFTM). Hạn chế lớn nhất của phương pháp này là thời gian cần thiết để quan sát được các bào tử tăng trưởng (hypnospore) sau khi nhuộm bằng dung dịch Lugol’s iodine (thường là từ 5 đến 7 ngày ủ trong RFTM). Phương pháp Mô bệnh học có thể được sử dụng như một kỹ thuật sàng lọc bệnh. Các tế bào giai đoạn dinh dưỡng (trophozoite) của P. olseni thường lớn (lên đến 40 µm) và có thể dễ dàng quan sát được bằng kính hiển vi trên tiêu bản mô. Ở hầu hết các loài nghêu, nhiễm Perkinsus thường liên quan đến sự xâm nhập của nhiều tế bào hồng cầu vào các mô, tạo thành hiện tượng bao bọc và thực bào phổ biến. 

Bào tử

Bào tử Perkinsus sp. sau khi nuôi cấy trong môi trường FTM: (A, B) Bào tử nghỉ đã phân lập (bar 100 µm); (C) Bào tử nghỉ đã phân lập nhuộm với Lugol (x100); (D) Bào tử nghỉ trên mô màng áo sau khi nhuộm Lugol. Ảnh fof.hcmuaf

Bên cạnh đó, một số phương pháp kiểm khẳng định bằng sinh học phân tử cũng được sử dụng như PCR, Lai tại chỗ (ISH) và Giải trình tự (Sequencing). Mặc dù độ nhạy của các phương pháp này cao hơn phướng pháp mô học nhưng vẫn chưa được so sánh với phương pháp RFTM. Tuy nhiên, phương pháp giải trình tự là tương đối tốn kém để sử dụng thường xuyên trong chẩn đoán, nhưng có thể được dùng để xác định chính xác loài Perkinsus.

Câu hỏi đặt ra là, nên lựa chọn chẩn đoán thế nào khi nghi ngờ nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị nhiễm Perkinsus? Khi những nốt mụn trắng xuất hiện trên bề mặt của màng áo, tuyến tiêu hóa, và mô mang của vật chủ, trong trường hợp nghi ngờ nhiễm P. olseni, mẫu mang nên được tách ra và ủ trong môi trường RFTM khoảng từ 5 đến 7 ngày. Song song đó, những mẫu mang khác cũng cần được cố định bằng cồn cho các phân tích sinh học phân tử tiếp theo (PCR hoặc Giải trình tự). Bệnh Perkinsosis do Perkinsus olseni gây ra được liệt kê bởi OIE và Sổ tay hướng dẫn xét nghiệm chẩn đoán trên động vật thủy sinh (bản 2009). Theo đó, OIE khuyến nghị như sau: 

Nuôi cấy mô trong RFTM để giám sát 

Kỹ thuật PCR để chẩn đoán cơ sở

Kỹ thuật lai tại chỗ để chẩn đoán khẳng định 

Tuy nhiên, các phương pháp chẩn đoán nhiễm Perkinsus ở Việt Nam chỉ dừng ở mức độ mô học và RFTM, chưa áp dụng các phương pháp sinh học phân tử để biết chính xác loài Perkinsus nào nhiễm trên nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Do đó, trong tương lai, các  phương pháp định danh loài bằng sinh học phân tử nên được ưu tiên nghiên cứu để sớm đưa ra kết luận và giải pháp cho bệnh Perkinsosis ở Việt Nam. 

Tổng hợp
Đăng ngày 13/01/2022
Thư Mai @thu-mai
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 16:21 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 16:21 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 16:21 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 16:21 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 16:21 27/12/2024
Some text some message..