Sóc Trăng: Khuyến cáo không nôn nóng thả nuôi tôm

Giai đoạn này không phải là thời điểm thích hợp để thả nuôi. Những hộ nuôi chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường ao nuôi thì không nên nôn nóng thả giống để hạn chế rủi ro.

Sóc Trăng: Khuyến cáo không nôn nóng thả nuôi tôm
Ảnh minh họa: Facebook

Từ đầu năm đến nay, tình trạng tôm nuôi bị thiệt hại đã xảy ra, dù diện tích thả nuôi chưa nhiều. Mặt khác, do thời tiết nắng nóng, khả năng bùng phát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm là rất cao.

Ở Sóc Trăng, theo dự báo nắng nóng và mặn xâm nhập còn kéo dài đến tháng 4, tháng 5, nhiệt độ giữa ngày và đêm có sự chênh lệch lớn dẫn đến các yếu tố thủy lý hóa trong ao thay đổi đột ngột, tôm dễ bị sốc, giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập.

Hiện nay, thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề, Cù Lao Dung đã có một phần diện tích nuôi tôm nước lợ được thả giống. Theo dự báo, nắng nóng và mặn xâm nhập còn kéo dài đến tháng 4, tháng 5, nhiệt độ giữa ngày và đêm có sự chênh lệch lớn dẫn đến các yếu tố thủy lý hóa trong ao thay đổi đột ngột, tôm dễ bị sốc, giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập. Theo kết quả giám sát dịch bệnh hằng năm cho thấy, những tháng nắng nóng thì số tôm chết do bệnh gan tụy cấp cũng tăng theo.

Với thời tiết này rất bất lợi cho nuôi tôm, ngành chức năng khuyến cáo bà con chú ý một số thông tin để hạn chế thiệt hại. Trước tiên, tại các khu vực chưa thả giống, giai đoạn này không phải là thời điểm thích hợp để thả nuôi. Những hộ nuôi chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường ao nuôi thì không nên nôn nóng thả giống để hạn chế rủi ro.

Ông Ngô Thanh Tuấn, Giám đốc HTX Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, cho biết: “Tôm nuôi thường phát bệnh nhiều vào tháng 1 cho đến tháng 3, vì đây là thời gian nắng nóng cao. HTX khuyến cáo các thành viên từ tháng 1 đến tháng 3 độ mặn chưa đủ, nên ngưng thả tôm nuôi. Đến giữa tháng 4 về sau độ mặn đã đủ để thả tôm và tỉ lệ thành công sẽ cao hơn”. Khuyến cáo nông dân cần chuẩn bị trước ao lắng trữ nước, để xử lý cấp qua ao tôm, khi mực nước trong các ao tôm xuống thấp. Bởi độ mặn trên các sông năm nay không ổn định. Mặt khác lại không thể lấy nước trực tiếp từ bên ngoài vào ao nuôi mà không qua xử lý.

Qua kết quả quan trắc môi trường cho thấy một số điểm có hàm lượng vi khuẩn Vibrio trong nước và trong tôm vượt ngưỡng giới hạn ở một số vùng của huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Bà con cần lưu ý trong quá trình lấy nước vào ao nuôi, thực hiện các biện pháp ngăn chặn không cho các dịch hại bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi, tránh tình trạng lây lan chéo.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính EMS và khuyến cáo phòng bệnh

Tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Con đường lây lan: lây từ phân, dịch nhầy trên tôm bị bệnh, lây nhiễm trên thức ăn, môi trường nước truyền vào con tôm khỏe, hoặc từ tôm bố mẹ sang con tôm giống. Hiện tượng hoại tử gan tụy xuât hiện rất sớm trên tôm nuôi (sớm nhất là 17 ngày tuổi, thông thường tôm chết từ 20 – 30 ngày tuổi, hiện tại ở Sóc Trăng có ghi nhận tôm chết giai đoạn khoảng hơn 40 ngày, khiến cho người nuôi bị thiệt hại nhiều hơn). Biểu hiện lâm sàng là tôm lờ đờ, bỏ ăn, vỏ mềm, kiểm tra thấy gan mềm, sưng to hoặc gan tụy bị teo dai, ruột không có thức ăn hoặc đứt quãng, màu sắc tôm chuyển từ sáng trong sang vàng nhạt, tôm rất chậm lớn và thường chết ở đáy áo.

Hiện tượng hoại tử gan tụy xảy ra hầu như quanh năm, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh xuất hiện nhiều ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao.

Kỹ sư Nhan Trung Nghĩa, Phó Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã Vĩnh Châu, cho biết: “Để phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp, bà con cần lưu ý: Đối với những ao điều kiện thả nuôi chưa thật tốt như ao cạn, không có ao lắng thì không nên vội thả tôm vào giai đoạn nắng nóng, nên thả giống theo khuyến cáo của ngành chức năng. Khi thả giống thì nên nuôi theo các mô hình an toàn sinh học như: Nuôi tôm hai giai đoạn, kết hợp nuôi cá rô phi để tạo được hệ tảo ổn định, môi trường ít biến đổi. Trước khi thả giống, bà con nên đem tôm đi xét nghiệm, nhất là các bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh do vi bào tử trùng. Khi thả giống xong cũng phải chú ý quản lý thức ăn, tránh cho tôm ăn dư thừa. Vì nếu thức ăn dư làm cho khí độc trong ao nuôi tăng cao, các loại vi sinh có hại phát triển.  Trong quá trình nuôi tôm cố gắng duy trì mực nước từ 1,4 mét cho đến 1,5 mét. Vì nếu mực nước thấp thì môi trường nuôi biến đổi rất lớn, nhiệt độ thay đổi nhiều; Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 1 tháng tuổi phải thường xuyên kiểm tra khí độc trong ao để có biện pháp xử lý kịp thời; thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo dịch bệnh, tình hình thời tiết; Trong quá trình nuôi, phát hiện tôm bị hoại tử gan tụy cấp thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan Thú y, nếu tôm đạt kích cỡ thu hoạch thì nên thu hoạch ngay và tuyệt đối không xả nước ao tôm bệnh ra môi trường”.

Yếu tố con giống quyết định cao trong việc phòng bệnh, người nuôi chỉ nên mua con giống đã được xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trước khi thả, đặc biệt là bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính và bệnh vi bào tử trùng. Mật độ thả vừa sức: đối với tôm sú nuôi thâm canh 15 – 20 con/m2, nuôi bán thâm canh 8 – 14 con/m2; tôm thẻ chân trắng  30 – 60 con/m2 (đối với những hộ mới chuyển đổi ) và 60 – 80 con/m2 (đối với nhứng hộ có kinh nghiệm và đủ điều kiện).

bệnh tôm, bệnh trên tôm, hoại tử gan tụy cấp tính, EMS trên tôm, thả tôm, nuôi tôm

Xử lý môi trường nước trong ao nuôi trước khi thả giống.

Ngoài ra, ngành chức năng khuyến cáo đối với các vùng nuôi đang có dịch bệnh, diện tích thiệt hại tăng nhanh thì nên ngưng thả giống đợi khi điều kiện môi trường, dịch bệnh ổn định sẽ tiếp tục thả nuôi. Nên thả kết hợp cá rô phi trong ao lắng để xử lý môi trường.

Xử lý tốt ao nuôi cũ khi tôm bị bệnh chết sớm cũng là cách phòng ngừa dịch bệnh lây lan cho các vùng xung quanh và vụ nuôi sau. Do đó: Khi phát hiện tôm bị bệnh hoặc nghi bệnh hãy báo ngay cho cán bộ thú y hoặc chính quyền địa phương để lấy mẫy xác định tác nhân gây bệnh. Khi đã xác định tôm nuôi bị nhiễm bệnh thì cần phải xử lý ngay. Nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch, nếu nhỏ thì sử dụng hóa chất (Chlorine) để xử lý, giữ nước lại trong ao 2 tuần trước khi xả ra môi trường. Khử trùng dụng cụ, thu gom và xử lý rác thải. Cải tạo lại ao, ngưng ít nhất 1 tháng trước khi thả nuôi đợt mới.

 

THST
Đăng ngày 01/03/2018
Ngọc Khuê
Dịch bệnh

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 09:12 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 09:12 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 09:12 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 09:12 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 09:12 17/02/2025
Some text some message..