Sóc Trăng: Thận trọng cho vụ nuôi tôm mới

Ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân cần tăng cường kiểm tra ao nuôi, do trước đó, biến động môi trường ao nuôi tôm đã gây thiệt hại tôm nuôi ở TX. Vĩnh Châu và huyện Mỹ Xuyên.

Thận trọng cho vụ nuôi tôm mới
Nuôi tôTrawngnuoi1610. Hình minh họa

Ông Lâm Văn Mừng - Chủ nhiệm Tổ hợp tác tôm - lúa - màu Huỳnh Công Đê, ở xã Ngọc Tố (Mỹ Xuyên) cho biết: “Để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm mới, sau khi kết thúc vụ nuôi trước, các thành viên trong tổ đã cải tạo ao, lấy nước… để chuẩn bị cho vụ sau. Trước khi thả thì nuôi nước, sau đó dùng nước cũ để nuôi tôm thẻ; đồng thời, đo độ pH hàng ngày để kịp xử lý. Hiện nay, đã vào mùa mưa, tổ hợp tác sẽ thả tôm hết các ao còn lại và dự kiến trong tháng 6-2017 này là thả xong”.

Tổ hợp tác tôm - lúa - màu Huỳnh Công Đê có 13 thành viên với gần 30ha. Hiện nay, tổ hợp tác mới thả trên 50% diện tích theo lịch khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh. Ngoài việc chủ động xử lý ao, các thành viên trong tổ quan trắc môi trường bằng việc đo độ pH hàng ngày.

Đồng chí Tăng Thanh Chí - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Để vụ nuôi tôm năm nay thắng lợi, trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; đặc biệt là cử cán bộ xuống cơ sở nắm bắt tình hình, hỗ trợ người dân để xử lý những tình huống khó khăn gặp phải trong vụ nuôi tôm”.

Không riêng gì Mỹ Xuyên, tình hình thả nuôi tôm trên địa bàn TX. Vĩnh Châu diễn ra khá sôi động. Ông Mai Văn Đấu - Giám đốc Hợp tác xã thủy sản Toàn Thắng, ở xã Vĩnh Hiệp cho biết: “Từ đầu vụ, chúng tôi đã được ngành chức năng khuyến cáo thả tôm đúng theo lịch thời vụ cũng như khâu chuẩn bị cho vụ nuôi. Nhìn chung, năm nay con nước mặn về trễ, vì thông thường hàng năm, khoảng tháng 11, 12 là độ mặn tăng cao nhưng năm nay đến tháng 3 mới có độ mặn nên không ít hộ thả tôm sớm đã bị thiệt hại”.

Theo Phòng Kinh tế TX. Vĩnh Châu, tính đến cuối tháng 5-2017, nông dân trên địa bàn thị xã thả nuôi tôm được gần 5.500ha; trong đó, có 3.410ha thả nuôi ngoài lịch thời vụ và hơn 2.000ha thả trong lịch thời vụ. Nhìn chung, những tháng đầu năm 2017, tình hình cải tạo, thả nuôi tôm tương đối chậm so với cùng kỳ. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng, độ mặn thấp không thích hợp cho thả giống, một số hộ có điều kiện, chủ động được nguồn nước mới thả nuôi nhưng chỉ thả thăm dò, số lượng không nhiều và phần lớn là tập trung cho khâu cải tạo ao, chờ cho thời tiết và các yếu tố môi trường ổn định, có mưa độ mặn ổn định mới tiến hành thả lấy nước và thả nuôi.

Đồng chí Nguyễn Minh Chí - Phó trưởng Phòng Kinh tế TX. Vĩnh Châu cho biết: “TX. Vĩnh Châu có trên 31% diện tích thả nuôi bị thiệt hại do tình hình điều kiện thời tiết bất thường, môi trường biến động, nhiệt độ giữa ngày và đêm dao động lớn, mật độ vi khuẩn tăng kết hợp với tảo tàn gây ô nhiễm nước ao dễ gây sốc và làm giảm sức đề kháng của tôm, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại”.

Theo đồng chí Nguyễn Minh Chí, khó khăn hiện nay của địa phương là về vấn đề quan trắc môi trường, thông tin thị trường. Bên cạnh đó, giá đầu vào vật tư hàng năm không giảm, gây khó khăn trong việc nuôi của bà con, một số hộ vẫn còn thả nuôi ngoài lịch thời vụ nên thiệt hại nhiều. Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp TX. Vĩnh Châu tập trung vận động bà con thả nuôi từ nay đến cuối vụ đảm bảo diện tích đạt chỉ tiêu kế hoạch; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý thức của người nuôi tôm trong việc tuân thủ những quy định về lịch thời vụ thả nuôi… Bên cạnh đó, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra chất lượng con giống, các sản phẩm vật tư, thức ăn, thuốc thú y thủy sản đầu vào; tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở các vùng nuôi trên địa bàn thị xã.

Theo số liệu thông kê, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thả nuôi được hơn 14.600ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chiếm hơn 68% diện tích. Diện tích thiệt hại tôm trên 1.200ha, chiếm khoảng 8,2% diện tích thả nuôi; trong đó, có khoảng 80% thiệt hại là do yếu tố môi trường.

Theo nhận định của ngành chức năng, hiện nay đã đầu mùa mưa, song chênh lệch nhiệt độ ngày đêm ở tỉnh khá cao (trên 10ºC). Các ao nuôi tôm đối mặt với thời tiết bất thường, với hiện tượng sáng nắng nóng, chiều mưa dầm dẫn đến môi trường ao nuôi biến động lớn, tôm dễ bị sốc, dịch bệnh có cơ hội phát triển và gây thiệt hại tôm nuôi. Việc người dân theo dõi chặt chẽ kết quả quan trắc môi trường, thông tin cảnh báo tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi từ ngành chức năng và tăng cường kiểm tra ao nuôi là rất cần thiết.

Với điều kiện thời tiết như hiện nay, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân tăng cường quản lý các yếu tố môi trường thật ổn định, giữ màu nước xanh vỏ đậu có độ trong từ 20cm - 30cm, mực nước ao nuôi từ 1,2m - 1,5m; giữ độ pH nằm trong khoảng 7,5 - 8,5; độ kiềm từ 80mg/l trở lên đối với tôm sú và 100mg/l trở lên đối với tôm thẻ; tăng cường chạy quạt để phân tầng nước, giữ hàm lượng ôxy hòa tan trong nước luôn từ 5mg/l trở lên; quản lý các khí độc đặc biệt thường xảy ra trong ao tôm.

Bên cạnh đó, khi thả giống, nên thả cách khoảng 15 đến 20 ngày, những ngày nắng nóng nhiệt độ nước ao trên 30ºC hoặc trời mưa dầm nhiệt độ dưới 25ºC thì nên giảm 30% - 50% lượng thức ăn/cữ và tăng cường sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa để hỗ trợ đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn.

Bà con cần lưu ý, chất lượng con giống chiếm 50% tỷ lệ thành công của vụ nuôi, vì vậy ngoài việc con giống có nguồn gốc xuất xứ, qua xét nghiệm sạch các mầm bệnh nguy hiểm, khi bắt về phải thuần dưỡng cho quen dần với 4 yếu tố: pH, nhiệt độ, độ mặn và độ kiềm trong bọc giống với nước ao nuôi ít nhất 1 giờ. Đồng thời, rải vôi xung quanh bờ ao trước những cơn mưa để trung hòa phèn và pH; sử dụng giấm ăn để giảm độ pH khi cần thiết và dự trữ nước có độ mặn phù hợp với ao nuôi để thay hoặc châm nước khi cần thiết.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, ở vụ nuôi tôm năm nay, người dân chuẩn bị khá kỹ lưỡng, thận trọng cho vụ nuôi tôm. Đồng chí Lương Minh Quyết - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: " Nên thả từ từ và phải xử lý ao lắng phục vụ cho nuôi tôm, diện tích ao lắng càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bà con nuôi tôm nên dùng vi sinh, cá rô phi, chế phẩm sinh học để xử lý môi trường và nuôi tôm theo hai giai đoạn để mang lại thành công”.

 

STO
Đăng ngày 05/06/2017
Tuyết Xuân
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 09:52 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 09:52 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 09:52 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 09:52 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 09:52 23/11/2024
Some text some message..