Sóc Trăng: Thêm con tôm càng xanh và cá rô phi cho vùng tôm – lúa

Cuối quý III năm 2019, 6 thành viên của Hợp tác xã (HTX) Tôm – Lúa Hòa Đê, thả nuôi thử nghiệm 120.000 post tôm càng xanh toàn đực và kết quả đến thời điểm này cho thấy hầu hết đều nuôi khá thành công, dù lợi nhuận chưa cao.

Tôm lúa
Phát triển thêm 2 đối tượng nuôi tôm càng xanh và cá rô phi vừa giúp nâng cao thu nhập vừa đảm bảo tính bền vững cho mô hình tôm – lúa.

Theo đánh giá của anh, tỷ lệ sống đạt khoảng 50%, như vậy là khá thành công. Tính đến tháng 2 vừa qua, anh đã thu tỉa tổng cộng 170kg tôm cỡ 20 - 30 con/kg và bán được giá bình quân 105.000 đồng/kg. Hiện trong ao của anh còn khoảng 300kg tôm cỡ 20 con/kg mà bán hết ở thời điểm này, lợi nhuận cũng vào khoảng trên dưới 20 triệu đồng. “Quá trình nuôi tôi chỉ bổ sung thức ăn cho tôm giai đoạn tôm còn nhỏ, còn khi lớn thì tôm tự kiếm ăn trên ruộng lúa. Lợi nhuận từ tôm càng xanh tuy không bằng tôm thẻ hay tôm sú do giá tôm càng xanh thấp, nhưng rất dễ nuôi và chi phí đầu tư cũng thấp, chủ yếu là mua con giống” - anh Hồng cho hay.

Cùng thử nghiệm nuôi tôm càng xanh toàn đực với anh Hồng còn có anh Trần Văn Tiến và theo anh cho biết, tỷ lệ sống của tôm cũng đạt khoảng 50%. Anh Tiến chia sẻ: “Nuôi tôm càng xanh này không khó nhưng mà bán thì hơi khó vì hầu hết lái đều mua tôm ôxy nên số lượng mỗi lần bắt không được nhiều. Hiện tại trong ao tôi vẫn còn tôm khá lớn và tôi vẫn neo đó bán dần dần, đến khi nào chuẩn bị thả vụ mới thì mới thu hoạch dứt điểm. Tính ra với 20.000 post, cùng tỷ lệ sống trên, sản lượng ước khoảng 200kg thì lợi nhuận khoảng 15 triệu đồng chứ không nhiều”.

Cuộc trao đổi giữa chúng tôi với anh Hồng còn có sự tham gia, góp ý của ông Đào Văn Bảy – Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng. Ông Bảy tư vấn: “Nếu mình thả nuôi tôm càng xanh bình thường thì tỷ lệ tôm cái khoảng 70 - 80%, còn tôm đực chỉ 20 - 30% nhưng có cái lợi là giá tôm giống rẻ và chỉ nuôi khoảng 4 tháng là có thể thu hoạch tôm trứng bán. Giá tôm trứng trên thị trường thường dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/kg và được tiêu thụ khá mạnh nên tính ra cũng có hiệu quả và rút ngắn được thời gian nuôi. Vì vậy, HTX nên thử nghiệm nuôi song song giống tôm càng xanh toàn đực và giống tôm càng xanh bình thường để so sánh, nếu thấy loại nào có hiệu quả hơn thì mình chọn”.

Cũng theo anh Hồng, vụ tới đây HTX đang tính toán lại xem nên nuôi tôm càng xanh toàn đực tiếp tục hay nuôi tôm càng xanh loại bình thường hoặc thả nuôi cá rô phi. Riêng đối với cá rô phi hiện HTX đang có thị trường khá tốt mặt hàng chả cá rô phi nên HTX đang cân nhắc phát triển đối tượng nuôi này trên một diện tích nhất định để đáp ứng yêu cầu thị trường và giúp đa dạng nguồn thu nhập của các thành viên HTX. Mặt hàng chả cá rô phi nước lợ tự nhiên của HTX Hòa Đê đã được công nhận là sản phẩm OCOP và đang được tiêu thụ khá tốt trong một số nhà hàng ở TP. Hồ Chí Minh, nên đây cũng là một lợi thế không nhỏ để HTX mở rộng sản xuất mặt hàng này.

Tuy diện tích nuôi tôm càng xanh của Sóc Trăng chưa nhiều so với một số tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhưng những năm gần đây, được sự hỗ trợ của ngành, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và các tổ chức quốc tế, diện tích nuôi tôm càng xanh cũng bắt đầu tăng lên, đặc biệt là tại vùng chuyên mô hình tôm – lúa. Bình quân, mỗi hécta nuôi tôm càng xanh xen canh với lúa, người nuôi có lãi từ 15 - 20 triệu đồng khi thu hoạch tôm càng xanh. Đối với những năm tôm càng xanh loại 1 (từ 10 - 15 con/kg) có giá thì mức lãi cũng khá cao. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên, nếu Dự án Lúa thơm – Tôm sạch được triển khai, con tôm càng xanh sẽ có điều kiện phát triển mạnh hơn nhờ xen canh với ruộng lúa canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 30/06/2020
Tích Chu
Nuôi trồng

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:37 14/03/2025

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, tài nguyên và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái trở nên ngày càng quan trọng.

Ao nuôi
• 10:57 13/03/2025

Mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá tại Bình Định

Nuôi ghép tổng hợp là mô hình kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng một hệ thống nuôi, nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế. Trong mô hình này, tôm, cua và cá được nuôi cùng nhau trong một môi trường sinh thái thích hợp, trong đó mỗi loài thủy sản có thể hỗ trợ lẫn nhau về dinh dưỡng, không gian sống và bảo vệ lẫn nhau khỏi những yếu tố có hại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 13/03/2025

Mùa lạnh: Mối nguy về bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm, bệnh thường xảy ra nhiều ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ gây chết tôm có thể từ 90 – 100% chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh, đồng nghĩa với tình trạng tôm chết hàng loạt, gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 11/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 02:18 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 02:18 17/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 02:18 17/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 02:18 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 02:18 17/03/2025
Some text some message..