Sông Bảy Háp bị bức tử bởi mưa bùn ở các đầm nuôi sò huyết

Theo phản ánh của người dân xóm 14 Chủ, ấp Rạch Chèo, xã Rạch Chèo (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau), một số hộ thuê bãi bồi để gièo sò huyết giống đã sên, hút bùn rồi đổ trực tiếp ra sông Bảy Háp trái phép, gây bức xúc cho người dân.

Sông Bảy Háp bị bức tử bởi mưa bùn ở các đầm nuôi sò huyết
Máy cơ giới sên, hút bùn đổ ra sông rầm rộ. (Ảnh: Chúc Ly).

Khoảng 10 giờ sáng ngày 26.1, có mặt tại khu vực bãi bồi dọc tuyến sông Bảy Háp tại ấp Rạch Chèo, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều người gièo sò huyết giống đang đưa cơ giới vào để sên, hút bùn từ bãi bồi, rồi đổ thẳng ra sông Bảy Háp. Hiện trạng này làm nước sông đục ngầu, gây bức xúc cho người nuôi tôm khu vực này.

nuôi sò huyết giống, hút bùn nuôi sò huyết giống, phá bãi bồi nuôi sò huyết giồng, sò huyết giống, cà mau, phú tân, sông Bảy Háp

Cơ giới sên, hút bùn vào sáng 26.1 (Ảnh: Chúc Ly).

Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, những người thuê bãi bồi để nuôi sò huyết đã đưa cơ giới vào để sên, hút bùn rồi đổ thẳng ra sông Bảy Háp, mặc kệ những phản ánh của người dân đến UBND xã Rạch Chèo.

Cũng theo người dân, phía diện tích bên ngoài bãi bồi đã được các hộ thuê gièo sò huyết giống từ lâu, nay họ tiếp tục phá bãi bồi này để sản xuất. Đặc biệt, trong quá trình phá bãi bồi, những người nuôi sò này còn đốn luôn rừng mắm chắn sóng giữa khu bãi bồi và khu dân cư bên trong.

Anh Võ Văn Cường ngụ xóm 14 Chủ, ấp Rạch Chèo, bức xúc: Việc hút bùn đổ trực tiếp ra sông là không thể chấp nhận được. Lượng bùn thải ra sông làm ô nhiễm nguồn nước, khiến các hộ dân ở đây không thể lấy nước vào vuông tôm. Thời gian trước, khi chưa có khu vực nuôi sò tại bãi bồi này thì tôm cua tự nhiên còn có đường đi vào vuông tôm, người dân có thêm nguồn thu nhập. Còn bây giờ không những rào dí để nuôi sò gây thất thu cho người nuôi tôm, mà họ con đổ bùn ra sông, khiến chúng tôi rất bức xúc.

nuôi sò huyết giống, hút bùn nuôi sò huyết giống, phá bãi bồi nuôi sò huyết giồng, sò huyết giống, cà mau, phú tân, sông Bảy Háp

Máy cơ giới sên, hút bùn đổ ra sông rầm rộ. (Ảnh: Chúc Ly).

Còn ông Phan Văn Tiến, ngụ cùng xóm, cho rằng: Việc dùng mấy sên, hút bùn đổ ra sông gây huỷ hoại môi trường, trong khi đây là thời điểm quan trọng trong nuôi tôm. Hiện nay, tôm cua muốn lớn được trong vuông thì cần phải lấy nước ra vô, nhưng nay nước đục như vậy thì lấy vào tôm sẽ chết hết.

“Tôi đã 2 lần xuống xã báo về tình trạng này, cả 2 lần xã đều cho người đến để lập biên bản. Tuy nhiên khi lập biên bản xong thì họ vẫn tiếp tục làm” - ông Tiến bức xúc.

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nam (ngụ cùng xóm 14 Chủ), lo sợ: Họ phá bãi bồi, phá rừng mắm chắn sóng thì không những ảnh hưởng đến sản xuất của bà con, mà sau này về lâu dài còn ảnh hưởng đến con đường lộ mới hoàn thành của tuyến dân cư bên trong.

 

nuôi sò huyết giống, hút bùn nuôi sò huyết giống, phá bãi bồi nuôi sò huyết giồng, sò huyết giống, cà mau, phú tân, sông Bảy Háp

Đường ống dẫn bùn từ bãi bồi ra sông Bảy Háp. (Ảnh: Chúc Ly).

Cũng trong chiều 26.1, trao đổi với chúng tôi, ông Dương Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Rạch Chèo, xác nhận việc có người đem cơ giới vào sên, hút bãi bồi rồi đổ bùn trực tiếp xuống sông Bảy Háp.

Theo ông Hải, tại khu vực đất bãi bồi có một số hộ rào dí lại để ươm gièo sò huyết giống. Ngày hôm qua (25.1) có 1 hộ tự ý sên đất và đổ bùn ra sông, khi dân đến báo thì xã đã cử cán bộ đến lập biên bản và mời về xã xử lý. Theo đó, buộc họ không được làm như vậy nữa, vì sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại đó và ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của bà con trên địa bàn.

nuôi sò huyết giống, hút bùn nuôi sò huyết giống, phá bãi bồi nuôi sò huyết giồng, sò huyết giống, cà mau, phú tân, sông Bảy Háp

nuôi sò huyết giống, hút bùn nuôi sò huyết giống, phá bãi bồi nuôi sò huyết giồng, sò huyết giống, cà mau, phú tân, sông Bảy Háp

Ông Hải cũng khẳng định tình trạng này đã xử lý dứt điểm và phạt vi phạm hành chính theo quy định. “Đến sáng ngày 26.1, có cho cán bộ đến kiểm tra lại thì đến thời điểm này thì không còn tái diễn nữa” - ông Hải khẳng định với phóng viên.

Tuy nhiên, sau khi chúng tôi cho ông Hải xem những hình ảnh được quay lại vào khoảng 10 giờ 30 ngày 26.1 về hoạt động sên, hút và đổ bùn ra sông Bảy Háp rầm rộ như chốn không người tại khu vực bãi bồi, ông cho rằng: Hôm qua đã làm việc rồi nhưng hôm nay trong khi cán bộ quay về họ tái phạm thì mình cũng chưa kịp thời phát hiện. Xã sẽ tiếp tục cử cán bộ xuống kiểm tra lại và xử lý theo quy định. Khi người dân vi phạm nhiều lần thì sẽ có tình tiết tăng nặng theo quy định của pháp luật.

nuôi sò huyết giống, hút bùn nuôi sò huyết giống, phá bãi bồi nuôi sò huyết giồng, sò huyết giống, cà mau, phú tân, sông Bảy Háp

Khoảng 15h chiều ngày 26.1, khi cán bộ xã đến làm việc thì những người sên, hút bùn tại bãi bồi mới dừng lại. (Ảnh: Chúc Ly).

Bên cạnh đó, ông Hải cũng khẳng định, các hộ bơm bùn đổ trực tiếp ra sông là sai, việc chặt những cây mắm ở khu vực bãi bồi cũng sai. Những người này làm như vật là sai và trái phép. Còn tại khu vực vuông tôm bên trong của người dân chạy dọc theo tuyến bãi bồi thì có diện tích khoảng 30ha. Việc đổ bùn trực tiếp ra sông thì ảnh hưởng đến việc nuôi tôm của bà con; trong khi đó kinh tế chính của người dân trong xã là nuôi trồng thủy sản.

nuôi sò huyết giống, hút bùn nuôi sò huyết giống, phá bãi bồi nuôi sò huyết giồng, sò huyết giống, cà mau, phú tân, sông Bảy Háp

Máy cơ giới dùng để sên, hút bùn đổ ra sông Bảy Háp tại bãi bồi. (Ảnh: Chúc Ly).

Theo tìm hiểu của phóng viên, tuyến bãi bồi dọc theo sông Bảy Háp có tổng diện tích từ 4-5ha, với khoảng 5-6 hộ thuê, giá thuê một năm là 300.000 đồng/ha, tất cả diện tích này các hộ dùng để gièo sò huyết giống. Còn tại điểm của hộ dân thực hiện hành vi bơm, hút bùn bãi bồi đổ trực tiếp ra sông mà phóng viên ghi nhận vào sáng 26.1 là của hộ ông Ngô Trường Sơn và Nguyễn Văn Trung, với diện tích thuê khoảng 2ha.

Nói về việc khắc phục hiện trạng bãi bồi, ông Hải cho biết: Sẽ cấm không cho những hộ này được tiếp tục bơm, hút bùn đổ ra sông nữa và đồng thời phải ban xới trả lại hiện trạng ban đầu của bãi bồi. Còn về cây mắm chắn sóng, nếu có điều kiện chỗ bãi cao thì trồng khắc phục trả lại.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 29/01/2018
Chúc Ly
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 22:24 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 22:24 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 22:24 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 22:24 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 22:24 11/01/2025
Some text some message..