Sông Cà Mau thoi thóp

20 dòng sông lớn, nhỏ chảy qua TP Cà Mau đang “oằn mình” gánh từ chất thải sinh hoạt đến chất thải công nghiệp

Cá tôm chết trắng vì nước thải công nghiệp
Cá tôm chết trắng vì nước thải công nghiệp

Con kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu chạy dọc theo Quốc lộ 1 từ cửa ngõ TP Cà Mau vào nội ô chỉ khoảng 5 km nhưng phải hứng lấy chất thải của hơn 10 nhà máy, xí nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản cùng hàng loạt cơ sở kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng, sửa chữa tàu thuyền, cơ khí...

Đua nhau xả thải

Điều dễ nhìn thấy trên mặt nước đen ngòm của khúc sông này là váng xăng dầu, bọt trắng của chất tẩy công nghiệp... Ông Trần Văn Huấn, một người dân sống ven sông, kể mười mấy năm trước, đoạn sông này có nhiều tôm cá, người dân hai bên bờ tha hồ đánh bắt. Những năm gần đây, sông ô nhiễm nặng, cá tôm không còn và chẳng ai dám lội xuống vì nước rất độc, chỉ cần thò tay xuống thì lát sau sẽ nổi đầy mụn ngứa.

Nhiều người dân sống hai bên bờ sông cũng rất bức xúc trước tình trạng các doanh nghiệp, nhà máy chế biến hàng thủy sản và đầu vỏ tôm thường xuyên lén lút xả chất thải xuống lòng sông vào những lúc trời mưa hoặc đêm tối để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng.

Sông Gành Hào, đoạn đi qua KCN Chế biến thủy hải sản xuất khẩu, phường 8, TP Cà Mau, nước tuyền một màu đen. Ông Trương Văn Khá, ngụ khu vực này, nói: “Nhiều lúc nước đen như mực, không con gì sống nổi. Có bữa túng quá, tôi ôm lú ra sông đặt. Sáng ra giở thử, 8 cái lú mà chỉ bắt được 3 con cá sặt nhỏ xíu”.

Vi phạm quá nửa!

Hiện tại, TP Cà Mau đang tồn tại nhiều cơ sở chế biến thủy sản trong nội ô, đi đôi với điều đó là tình trạng nước thải sản xuất không qua xử lý cũng được tuôn thẳng xuống những dòng sông khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Mặc dù đa số các công ty đều có hệ thống xử lý nước thải nhưng khi có đoàn kiểm tra thì mới cho hoạt động, đoàn kiểm tra đi thì công ty lại thải ra sông để tiết kiệm chi phí sản xuất.

“Các nhà máy này do tỉnh quản lý nên khi tiến hành kiểm tra phải thành lập đoàn, trong đó có Sở Tài nguyên - Môi trường và nhiều ngành phối hợp. Những đợt kiểm tra đều phải thông báo cho doanh nghiệp, cơ sở đó hay trước nên việc tìm ra vi phạm rất khó” - ông Trần Kiều Danh, Phó trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường TP Cà Mau, cho biết.

Số liệu từ Phòng Tài nguyên - Môi trường TP Cà Mau cho thấy trong năm 2012 đã tổ chức kiểm tra 112 cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP thì có 69 cơ sở vi phạm về vấn đề môi trường. Phòng đã tiến hành phạt hành chính 14 cơ sở, số còn lại lập biên bản và nhắc nhở. Theo ông Danh, phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn chưa tuân thủ đúng theo đề án bảo vệ môi trường đã được xây dựng trước đây.

Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất của ngành là mặc dù đã có Nghị định 117 của Chính phủ về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường nhưng mức phạt quá cao (từ 15 - 25 triệu đồng) khiến nhiều cơ sở khó bề đóng. Trong khi đó, nghị định này cũng nêu một cách chung chung rằng nếu cơ sở không chấp hành việc xử lý vi phạm thì cưỡng chế. Tuy nhiên, cưỡng chế như thế nào thì không hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn trong vấn đề xử lý vi phạm.

Cả chục tấn rác đổ xuống sông mỗi ngày

Theo thống kê của Phòng Tài nguyên - Môi trường TP Cà Mau, khu trung tâm TP có khoảng 2.000 hộ dân cất nhà ven sông, rạch, mỗi ngày vứt xuống 3 - 5 tấn rác các loại. Bên cạnh đó là gần 150.000 phương tiện thủy đang hoạt động trên sông, mỗi ngày thải xuống 5- 6 tấn rác cùng khối lượng xăng dầu chảy ra sông rất lớn. Rác thải trôi nổi trên sông quá nhiều, làm cho các phương tiện đường thủy khi lưu thông gặp rất nhiều khó khăn. Công ty Cấp thoát nước và Công trình đô thị Cà Mau đã cho đội tàu túc trực 24/24 giờ để vớt rác trên sông. Mỗi ngày có gần 10 tấn rác được vớt và đưa đi xử lý. Tuy nhiên, chỉ xử lý được bề nổi, còn vô số chất thải trầm tích dưới đáy sông, hòa trong nguồn nước thì đành… chịu!

 

NLD
Đăng ngày 16/01/2013
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 05:47 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 05:47 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 05:47 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 05:47 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 05:47 12/01/2025
Some text some message..